Cụ thể, 8 khu kinh tế cửa khẩu gồm: khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (tỉnh Lào Cai), khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh); khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.
Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo hướng dẫn các địa phương nâng cao vai trò định hướng, dẫn dắt của nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nhằm thu hút và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho sự phát triển bền vững của các khu kinh tế cửa khẩu.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, chuẩn bị và thẩm định hồ sơ dự án/công trình đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn giai đoạn 2021 - 2025
Các địa phương nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các địa phương trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là 8 khu kinh tế cửa khẩu có vai trò quan trọng trong hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu của cả nước.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các cơ quan liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu để nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và bảo đảm tiến độ giải ngân, xây dựng dự án/công trình.
Các tỉnh có trách nhiệm cân đối vốn cho 8 khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 trong tổng số vốn ngân sách trung ương đã thông báo cho địa phương, đảm bảo theo quy định của luật.