8 ngày trước phá sản, Bankman-Fried vẫn cố lừa cả châu Phi: Tuyển sinh viên lôi kéo người chơi mới, chỉ trả lương nếu đủ KPI... 1 triệu USD/tháng

19/01/2023 10:21
Nỗ lo lạm phát cùng lời mời gọi 'có cánh' của FTX khiến nhiều người dân châu Phi 'nhắm mắt' gửi tiền vào sàn giao dịch.

Nhiều tuần trước khi sàn giao dịch tiền số FTX nộp đơn xin phá sản, hàng chục thanh niên Nigeria trong bộ vest chỉnh tề đã đứng chụp ảnh trước logo công ty, sau đó rủ nhau thưởng thức loại rượu đắt tiền tại một nhà hàng sang trọng bên bờ biển.

Bữa tiệc ở Lagos, Nigeria được coi là một trong những nỗ lực của FTX nhằm tiếp cận thị trường Châu Phi. Đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, sàn giao dịch này nhắm mục tiêu tới các vị khách mới kèm theo lời hứa hẹn hấp dẫn hơn về thứ gọi là stablecoin - loại token có giá trị ‘cố định’ so với đồng USD. Mức lãi suất 8% hàng năm cùng khả năng miễn nhiễm với sự sụt giảm đồng nội tệ và đà tăng lạm phát khiến FTX trở nên thật hấp dẫn.

Trong năm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED liên tục tăng lãi suất. Những lo ngại về nợ công tích tụ trong thời kỳ đại dịch đẩy đồng USD lên mức cao kỷ lục so với đồng Naira của Nigeria và đồng Cedi của Ghana. Các hạn chế về ngoại hối ở nhiều quốc gia châu Phi cũng đồng nghĩa với việc những người dân tiết kiệm bình thường thường không thể tiếp cận đồng USD, ngoại trừ trên thị trường chợ đen. Tất cả khiến tiền số trở thành sự lựa chọn thay thế hấp dẫn.

Ngoài các bữa tiệc xa hoa hướng dẫn khách hàng mới tiềm năng cách sử dụng FTX, phần lớn hoạt động tiếp cận của sàn giao dịch này được xây dựng dựa trên ‘chương trình đại sứ’, trong đó có cả sinh viên đại học. Những người này có nhiệm vụ ‘lôi kéo’ người dùng mới để nhận khoản tiền thưởng đăng ký 5 USD và quà tặng miễn phí. Khối lượng giao dịch được tạo ra từ đó.

So với người chơi tiền số tại Mỹ hoặc châu Âu, các nhà giao dịch châu Phi thường đầu tư số tiền nhỏ, sử dụng token để bảo toàn tiền tiết kiệm, thanh toán các giao dịch mua hàng ngày và gửi tiền xuyên biên giới, theo Kim Grauer, người đứng đầu mảng nghiên cứu tại Chainalysis - công ty phân tích chuỗi khối có trụ sở tại New York. Ở châu Phi cận Sahara, 80% các giao dịch tiền số được thực hiện đều dưới 1.000 USD.

“Hầu hết những người chúng tôi gặp ở Châu Phi đều đang đánh cược sinh kế để kiếm miếng ăn. Bây giờ họ, những người đầu tư vào FTX, rất có thể sẽ không bao giờ được nhìn thấy tiền của mình”, Ray Youssef, Giám đốc điều hành Paxful, một tổ chức có trụ sở tại Delaware, cho biết.

Theo WSJ, Bankman-Fried đã quảng bá FTX tới các khách hàng ở Châu Phi 8 ngày trước khi công ty này nộp đơn xin phá sản. “Xin chào, Tây Phi!”, Bankman-Fried tweet vào ngày 3/11, thông báo rằng sàn giao dịch hiện đang chấp nhận tiền gửi bằng đồng Franc CFA của Tây Phi - loại tiền được sử dụng ở Benin, Burkina Faso, Bờ Biển Ngà, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Senegal và Togo.

“Một trong những điều hối tiếc lớn nhất của tôi là khiến khách hàng và nhân viên của FTX thất vọng,”, Bankman-Fried nói.

 8 ngày trước phá sản, Bankman-Fried vẫn cố lừa cả châu Phi: Tuyển sinh viên lôi kéo người chơi mới, chỉ trả lương nếu đủ KPI... 1 triệu USD/tháng - Ảnh 1.

8 ngày trước phá sản, Bankman-Fried vẫn cố lừa cả châu Phi: Tuyển sinh viên đại học lôi kéo người chơi mới, chỉ trả lương nếu đủ…KPI 1 triệu USD/tháng khối lượng giao dịch

Theo Pius Okedinachi, một trong những ‘đại sứ’, FTX đang xử lý khoảng 500 triệu USD khối lượng giao dịch mỗi tháng ở Châu Phi, trong đó phần lớn đến từ Nigeria. Ông Okedinachi cho biết công việc chính của mình là quảng bá FTX ở Nigeria và một số quốc gia châu Phi khác thông qua các buổi thông tin trực tuyến hoặc hội thảo.

“Chúng tôi biết cách chơi. Chúng tôi biết cách thu hút mọi người tham gia,” ông nói, đồng thời cho biết mình bị áp ‘KPI’ 1 triệu USD khối lượng giao dịch hàng tháng từ các lượt giới thiệu, trong đó ít nhất 100.000 USD phải đến từ các lượt giới thiệu mới. Được biết FTX thiết lập ‘chương trình đại sứ’ khoảng 2 năm trước, theo Adebayo Juwon, cựu Giám đốc phát triển kinh doanh của FTX Châu Phi.

Để được trả 200 USD trợ cấp hàng tháng, các ‘đại sứ’ phải tổ chức sự kiện thành công với ít nhất 500 người tham dự. FTX nhận tài trợ cho việc quảng bá, tiếp thị cùng một số hoạt động khác liên quan đến việc tổ chức sự kiện, theo Fortunate Atueyi, 23 tuổi, một sinh viên đại học. Cậu tâm sự đã mất sạch khoản tiền tiết kiệm trị giá khoảng 1.000 USD đầu tư vào FTX.

“Tôi gửi tiền vào đây do lạm phát. Tôi thích tiền của mình bằng USD hơn là đồng Naira”, Fortunate Atueyi nói.

Trước đó, vào ngày 4/11, FTX Châu Phi chia sẻ lời mời tham gia hội thảo có tên “Phòng ngừa rủi ro lạm phát bằng FTX Earn” trên web Twitter Spaces, đồng thời hứa hẹn dạy các thành viên tham dự cách tận dụng “sự gia tăng gần đây của đồng Naira và rất nhiều loại tiền tệ khác như Cedis của Ghanian, Rand của Nam Phi và Shilling của Kenya”. Một số ‘đại sứ’ cho biết họ bị lôi kéo bởi lời hứa của Bankman-Fried, rằng y sẽ sử dụng thu nhập của mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và đại dịch.

“Nền tảng xuất thân của vị Giám đốc điều hành này, một chàng trai hào phóng và trẻ tuổi, khiến tôi thực sự ngưỡng mộ”, Muhammad Sabiu, 27 tuổi, người bắt đầu làm việc cho FTX tại Châu Phi vào tháng 8, nói, đồng thời cho biết FTX trả mình 1.000 USD/tháng, trong đó 200 USD là trợ cấp, với điều kiện Sabiu phải đạt KPI hàng tháng.

“KPI của chúng tôi là tạo đủ khối lượng giao dịch và lượt đăng ký mới”, Muhammad Sabiu nói.

 8 ngày trước phá sản, Bankman-Fried vẫn cố lừa cả châu Phi: Tuyển sinh viên lôi kéo người chơi mới, chỉ trả lương nếu đủ KPI... 1 triệu USD/tháng - Ảnh 2.

Nỗ lo lạm phát cùng lời mời gọi 'có cánh' của FTX khiến nhiều người dân châu Phi 'nhắm mắt' gửi tiền vào sàn giao dịch.

Ông Sabiu có gần 2.000 USD trong tài khoản khi FTX. Ngoài số tiền xác định đã mất, ông tâm sự mình cảm thấy vô cùng tồi tệ vì đã lôi kéo nhiều bạn bè, hàng xóm gửi tiền tiết kiệm vào FTX.

“Không biết bao nhiêu người bị mắc kẹt ở đó. Tôi cảm thấy xấu hổ về những gì mình gây ra”, Muhammad Sabiu nói.

Được biết, FTX, được định giá 32 tỷ USD hồi đầu năm nay, đã đóng băng toàn bộ giao dịch và tài sản của khách hàng. Hồ sơ phá sản được đệ trình cũng cho thấy FTX có thể có hơn 1 triệu chủ nợ, song không chắc mấy ai trong số đó nhận lại được tiền.

“Những người chơi tiền số phản ứng nhanh hơn với tin tức và tin đồn. Một cuộc khủng hoảng thanh khoản theo đó diễn ra nhanh hơn nhiều so với thị trường tài chính truyền thống”, Theo Fabian Astic, người đứng đầu bộ phận tài chính phi tập trung và tài sản kỹ thuật số của Dịch vụ nhà đầu tư Moody.

Theo John J. Ray III, CEO mới của FTX, rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài của sàn giao dịch tiền số, có thể sẽ không thể lấy lại tiền sau khi công ty này phá sản.

Trước đó, trả lời các câu hỏi về khoản vay trị giá 1 tỷ USD mà Bankman-Fried nhận được từ Alameda, Ray cho biết vị cựu tỷ phú đã ký một văn bản với tư cách vừa là người phát hành, vừa là người nhận.

“Vào thời điểm này, chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào về mục đích hoặc quá trình sử dụng những khoản tiền đó. Đó là một phần trong cuộc điều tra của chúng tôi,” ông nói, đồng thời cáo buộc chính phủ Bahamian đã “bắt tay” cùng Bankman-Fried để chuyển 100 triệu USD cho khoảng 1.500 khách hàng tại nước này trước khi đơn phá sản được đệ trình ở Mỹ.

“Sự sụp đổ của FTX dường như bắt nguồn từ việc tập trung toàn bộ quyền kiểm soát vào tay một nhóm rất nhỏ những người thiếu kinh nghiệm”, Ray làm chứng trong phiên điều trần.

Theo Ray, một số hành vi không thể chấp nhận được tại FTX bao gồm việc sử dụng cơ sở hạ tầng máy tính cho phép các nhà quản lý cấp cao truy cập vào hệ thống lưu trữ tài sản khách hàng. Ngoài ra, việc thiếu sót các báo cáo tài chính đã được kiểm toán cùng tình trạng tài sản trộn lẫn cũng là 2 trong số những vấn đề được đưa ra tại tòa.

Với Ray, FTX là một trong những câu chuyện phá sản tệ nhất ông từng chứng kiến, nếu xét trên việc thiếu thốn tài liệu điều tra. “Chúng tôi đang phải giải quyết một vụ phá sản không có nhiều giấy tờ liên quan. Điều đó gây khó khăn cho việc theo dõi và truy tìm tài sản”, ông nói, đồng thời tiết lộ đã thuê công ty kiểm toán Ernst & Young để xem xét xem liệu FTX có điền đúng tờ khai thuế hay không.

Được biết, vào ngày 23/12, Sam Bankman-Fried được tại ngoại nhờ khoản tiền bảo lãnh kỷ lục trị giá 250 triệu USD, theo CNBC. Vị cựu CEO này đã có cơ hội về nhà đón Giáng sinh cùng gia đình trong khi chờ phiên xét xử tiếp theo với các tội danh liên quan.

Tuy nhiên, trong phiên xét xử ngày 3/1, cựu CEO FTX vẫn không thừa nhận 8 tội danh, trong đó có lừa đảo theo đường dây, âm mưu thực hiện hành vi rửa tiền và vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử. Phiên xét xử do thẩm phán quận Mỹ Lewis Kaplan làm chủ tọa tại tòa án liên bang Manhattan.

Theo: WSJ, Bloomberg

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.