90% chi tiêu bằng tiền mặt, đường tới nền kinh tế số còn gian nan

14/07/2018 08:35
Hiện vẫn có tới 90% chi tiêu hằng ngày tại Việt Nam sử dụng tiền mặt, con đường thực hiện fintech, tiến tới nền kinh tế số còn không ít gian nan.

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực chỉ đạt 4,9%; trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 26,1%; Thái Lan là 59,7% và Malaysia là 89%. Mặc dù, thương mại điện tử tại Việt Nam có mức phát triển thuộc top nhanh nhất trong khu vực, tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán online rất thấp.

90% chi tiêu bằng tiền mặt, đường tới nền kinh tế số còn gian nan - Ảnh 1.

Việt Nam có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực. (Nguồn: Thống kê của World Bank).

Ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, Chủ tịch Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho biết, 40% dân số Việt Nam hiện đã có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn có tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, và 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100.000 đồng.

"Người tiêu dùng Việt Nam coi trọng sử dụng tiền mặt là bởi những phương thức thanh toán này rất nhanh, thuận tiện, không phức tạp và được chấp nhận ở mọi nơi. Ngoài ra phương pháp thanh toán này giúp họ quản lý ngân sách mà không có chi phí phát sinh, người dùng cho rằng thanh toán bằng tiền mặt đảm bảo an toàn, riêng tư bởi nó không để lại dấu vết của giao dịch và không lộ thông tin cá nhân", ông Tuấn phân tích.

Từ 90% xuống dưới 10% trong 3 năm liệu có quá sức?

Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt.
90% chi tiêu bằng tiền mặt, đường tới nền kinh tế số còn gian nan - Ảnh 2.

Người Việt Nam có thói quen thanh toán bằng tiền mặt. (Ảnh minh họa: KT).


Thế nhưng, chỉ còn chưa đầy 3 năm, từ con số 90% thanh toán tiền mặt giảm xuống mục tiêu dưới 10% là không hề đơn giản, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính công nghệ cũng như các chính sách hỗ trợ quyết liệt của Chính phủ.


Thanh toán phi tiếp xúc được coi như một trong những trụ cột xây dựng Chính phủ điện tử. Do đó, Việt Nam muốn xây dựng thành công Chính phủ điện tử, thì buộc phải triển khai tốt hình thức thanh toán phi tiếp xúc.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, để thúc đẩy việc thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam, các ngân hàng cần đồng bộ các công nghệ và giải pháp thanh toán mới, tăng tính tiện ích, đồng thời tăng cường giải pháp an ninh bảo mật thông tin khách hàng. Có như vậy mới khiến khách hàng tin tưởng, từ đó thay đổi nhận thức trong vấn đề thanh toán tiền mặt.

Không có tư duy kinh doanh mới sẽ tự đào thải

Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Chính phủ phải là người kiến tạo hệ sinh thái, môi trường phù hợp với thời đại, là người bảo trợ, tiên phong sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, bước nhảy công nghệ hiện chỉ còn 10 năm thay vì 20 năm như trước đây. Các doanh nghiệp nếu không có tư duy kinh doanh mới sẽ bị tụt hậu và đào thải.

90% chi tiêu bằng tiền mặt, đường tới nền kinh tế số còn gian nan - Ảnh 3.

Thanh toán phi tiếp xúc là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế số. (Ảnh: KT).


"Trong điều kiện nền kinh tế chia sẻ, các doanh nghiệp phải có mối liên kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa một bên là fintech, một bên là các doanh nghiệp ngân hàng tài chính để có thể tồn tại và phát triển", Tổ trưởng tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết.

Về vấn đề bảo mật, ông Hà Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc CMC InfoSec cho rằng, việc bảo mật thông tin khách hàng đòi hỏi tính chuyên môn cũng như kỹ năng chuyên nghiệp xử lý các vấn đề về an toàn thông tin.

"Với các yêu cầu kỹ thuật đặc thù, ngân hàng rất khó để tự triển khai. Việc sử dụng mô hình thuê ngoài là cần thiết và giúp giảm tới 70% chi phí tự triển khai cho các ngân hàng", ông Phương lưu ý.

Giới chuyên gia nhận định, để tạo thuận lợi cho việc hợp tác xuyên suốt giữa các bên, thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt, Việt Nam cần có chính sách cụ thể, hoàn thiện giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong lĩnh vực tài chính, triển khai việc thanh toán giao thông công cộng qua dịch vụ thẻ và thiết lập mã QR chuẩn cho thị trường Việt Nam./.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
1 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
1 ngày trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
1 ngày trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
1 ngày trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
1 ngày trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
2 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.