Nỗ lực "cứu" kỳ nghỉ Giáng sinh, Tổng thống Trump đã tuyên bố trong tháng này rằng thuế quan với một số hàng hoá Trung Quốc sẽ được hoãn đến ngày 15/12. Sau thông tin này, cổ phiếu của các hãng bán lẻ gồm American Eagle, Abercrombie và Macy's đều tăng vọt, bởi các nhà đầu tư dự đoán rằng thông báo này có nghĩa là đến cuối năm hàng hoá mới bị áp thuế.
Tuy nhiên, 91,6% hàng may mặc nhập khẩu của Trung Quốc vẫn bị áp thuế 15% bắt đầu từ ngày 15/1, theo số liệu mới từ Hiệp hội Giày dép và May mặc Mỹ (AAFA). Tổ chức này cũng cho biết 68,4% hàng dệt may gia đình và 52,5% giày dép cũng phải chịu thuế vào ngày 1/9. Các mặt hàng còn lại sẽ bị đánh thuế 15% vào ngày 15/12.
Chủ tịch của AAFA cho biết: "Việc đưa số lượng hàng hoá lớn như thế này sang những nước khác là cực kỳ khó khăn, cần phải xây dựng mối quan hệ mới ở đó để đảm bảo việc tuân thủ những quy định về an toàn lao động sản phẩm. Và thực tế là mọi ngành đều được yêu cầu rời đi cùng một thời điểm."
Rất nhiều nhà bán lẻ, trong đó có Best Buy, Macy's và Home Depot, cho biết họ đang thực hiện những chiến lược để giảm thiểu tác động của thuế quan. Cách thức phổ biến nhất là dời nhà máy, nhà cung ứng và bên bán sản phẩm ra khỏi Trung Quốc.
Craig Johnson, nhà sáng lập công ty nghiên cứu Customer Growth Partner, nói rằng hầu hết các công ty đã sử dụng một số cách thức để giảm số lượng sản phẩm sẽ bị áp thuế vào ngày 1/9. Ví dụ, áo phông t-shirt có ít hơn 70% lụa sẽ phải chịu thuế vào ngày 1/9. Nhận thức được điều này, các công ty có thể yêu cầu nhà máy sản xuất loại áo này hoàn toàn bằng lụa.
Theo Johnson, các công ty cũng đang sắp xếp những chuyến hàng đến sớm hơn để tránh thời hạn 1/9. Ông nói: "Thông thuờng, hàng hoá cho kỳ nghỉ lễ không đến vào tháng 9 hay tháng 10. Nhưng các công ty đã bắt đầu lên kế hoạch từ 1 năm trước. Họ đã đặt hàng sớm và có một số sản phẩm đã đến vào tháng 8."
Andy Siciliano, đối tác của KPMG, cho biết các công ty may mặc và giày dép đặc biệt quen thuộc với việc xử lý tình huống bị áp thuế, bởi ngành này đã quen với việc đó từ trước khi ông Trump đắc cử. Một chiến lược họ có thể sử dụng đó là, nếu một sản phẩm có giá cao hơn trong quá trình sản xuất (10 USD được sản xuất ở Mỹ và 20 USD ở Hồng Kông), thì các công ty có thể đảm báo mức thuế 15% được áp dụng cho giá thành sản xuất bằng cách xác nhận với nhà cung cấp rằng sản phẩm đó sẽ được bán ở Mỹ.
Dẫu vậy, Lamar nói rằng ngay cả khi sử dụng chiến lược đó, các công ty vẫn phải chịu mức chi phí cao hơn. Ông nhận định: "Mức thuế 15% bất ngờ áp dụng với đồ may mặc Trung Quốc sẽ khiến những nhà cung ứng lớn phải chịu mức giá gia tăng. Chi phí tăng lên khi các công ty chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, gặp khó khăn về kho bãi hay đưa các nhà cung ứng ở nước khác sự ưu đãi về giá cả."
Chưa dừng ở đó, "gã khổng lồ" công nghệ Apple cũng phải "chịu trận" vì thuế quan, khiến công ty này đối mặt với nguy cơ phải tăng giá thành đối với những thiết bị tiêu dùng phổ biến. Một số ý kiến thậm chí còn lạc quan cho rằng ông Trump sẽ rút lại quyết định áp thuế vào phút chót. Dẫu vậy, dấu hiệu của điều này dường như là không có dù Apple đã vận động ông Trump trong suốt hơn 1 năm nay.
Đây là những sản phẩm của Apple sẽ bị áp thuế 15% vào cuối tuần này:
· Đồng hồ Apple Watch và dây đồng hồ
· Tai nghe Airpods
· Loa thông minh HomePod
· Một số dòng tai nghe Beats
· Máy tính iMac
· Các bộ phận sửa chữa, bộ nhớ flash, một số linh kiện lưu trữ quan trọng của iPhone có thể bị áp thuế
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Apple sẽ nâng giá sản phẩm lên hay tự chịu phi phí từ thuế quan. Mức thuế 15% với các thiết bị "wearable" được bán ở Mỹ có thể sẽ khiến lợi nhuận giảm 5 đến 10 cents mỗi năm. Các nhà phân tính ước tính lợi nhuận đã điều chỉnh của Apple sẽ là 11,63 USD/cổ phiếu vào năm tài chính 2019.