A380 và Boeing 747, hai câu chuyện buồn của dòng máy bay kích thước lớn

17/02/2019 08:15
Máy bay 2 tầng A380 từng được những hành khách, những người đam mê hàng không yêu mến. Tuy nhiên, A380 – chiếc máy bay thương mại lớn nhất thế giới, không thể chống lại sự lãng quên của các hãng hàng không.

Vào ngày 14/2, Airbus tuyên bố ngừng sản xuất máy bay A380. Họ sẽ giao những chiếc A380 cuối cùng cho các hãng hàng không như Emirates vào năm 2021.

Quyết định của Airbus cho thấy các hãng hàng không không còn ưa chuộng những chiếc máy bay siêu lớn, thay vào đó, họ chọn những chiếc máy bay nhỏ hơn, hiệu suất tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Máy bay phản lực Boeing 747 cũng sắp bị khai tử. Hãng Boeing chỉ bán 8 chiếc 747 trong năm 2018.

“Rõ ràng thời đại của những chiếc máu bay khổng lồ, 4 động cơ sắp kết thúc”, Tom Enders, CEO của Airbus nói với CNN.

'Người khổng lồ' trên bầu trời

Những chiếc máy bay kích thước lớn từng là tương lai của du lịch hàng không.

50 năm trước, chiếc 747 bắt đầu chuyến bay đầu tiên qua bang Washington. Từ đó đến nay, Boeing đã bán hơn 1.500 máy bay siêu phản lực. Boeing 747 là chiếc máy bay tạo được cảm tình với những hành khách hứng thú với những chuyến đi trên tầng 2 hay hài lòng với việc lên xuống cầu thang trong máy bay.

Các hãng hàng không cũng ưa chuộng 747. Những khách hàng đầu tiên bao gồm Pan Am và Japan Airlines, trong khi British Airways, Cathay Pacific đang đặt mua những chiếc 747 còn lại.

A380 và Boeing 747, hai câu chuyện buồn của dòng máy bay kích thước lớn - Ảnh 1.

Ảnh: CNN.

Năm 1970, một số nhóm hàng không vũ trụ châu Âu sát nhập thành Airbus. Ban đầu, Airbus tập trung sản xuất máy bay 2 động cơ, sau đó, hãng mở rộng và khai thác những địa điểm tiềm năng – những vùng đất nơi đối thủ Mỹ đã thống trị trong nhiều thập kỷ. Khi đó, các sân bay trở nên đông đúc và các hãng hàng không lâm vào cuộc chiến tranh giành không gian cổng ra vào. Tình hình bất ổn liên tục, nhu cầu về những chiếc máy bay kích thước lớn, chở được nhiều hành khách gia tăng.

Những chiếc máy bay khổng lồ giúp các hãng hàng không đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, đồng thời, tiết kiệm nhiên liệu.

Thời hạn 10 năm

A380 được phát triển với chi phí 25 tỷ USD, tuy nhiên, việc đặt cược vào một chiếc máy bay chở 800 người là một điều sai lầm. A380 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2007, thời điểm diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Lưu lượng hành khách giảm mạnh, khiến ngành hàng không phải trả giá bằng mức tăng trưởng trong 2 năm.

Những năm sau đó, bằng việc tập trung vào các chuyến bay quá cảnh giữa các khu vực, nhiều hãng hàng không đã giải quyết được bài toán về sức chứa. Sự tăng trưởng bùng nổ của các hãng hàng không giá rẻ như Ryanair đã củng cố xu hướng đó, các đơn đặt hàng với dòng máy bay nhỏ hơn như Boeing 787 và Airbus A320 nhiều lên đáng kể.

Chi phí nhiên liệu tăng và nỗ lực giảm khí thải carbon là đòn giáng cuối cùng xuống những chiếc máy bay siêu phản lực. Dòng máy bay này cần tới 4 động cơ thay vì 2 động cơ như thông thường.

A380 và Boeing 747, hai câu chuyện buồn của dòng máy bay kích thước lớn - Ảnh 2.

Ảnh: CNN.

Cho đến nay, Airbus mới chỉ giao 234 chiếc A380, chưa đến 1/4 trong số 1.200 chiếc dự kiến bán trong lần giới thiệu chiếc A380 đầu tiên.

“Chúng tôi đã có ít nhất 10 năm, quá lâu cho A380”, Enders nói. “Chúng tôi đang phát triển những chiếc máy bay tiết kiệm nhiên liệu, có rất nhiều tính năng ngoại trừ chở nhiều người”.

Boeing vẫn chế tạo máy bay thân rộng 777, một loại máy bay chuyên dụng chỉ có 2 động cơ. Airbus cũng tiếp tục sản xuất dòng thân rộng A350 và A330.

Không còn được ưa chuộng

Đầu năm 2018, hàng không Emirates có trụ sở tại Dubai đã “cứu rỗi” chương trình A380 bằng đặt một đơn hàng lớn cho dòng máy bay này.

Tuy nhiên, trong tuần này, Emirates theo chân các hãng hàng không khác như Qantas hủy đơn hàng. Thay vào đó, Emirates mua lại 70 máy bay chở khách kích thước nhỏ từ Airbus – mẫu máy bay kết hợp giữa 2 dòng mới nhất là A330 và A350.

“Chương trình A380 đặt gánh nặng lên chúng tôi trong nhiều năm và đó là một trách nhiệm nặng nề. Chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không có tiến triển nào”, Enders nói

Boeing 747 dự kiến cũng chịu số phận tương tự. A380 – “nữ hoàng bầu trời” đã bị mọi hãng hàng không Mỹ bỏ rơi, chỉ còn phiên bản chở hàng của dòng máy bay này được sản xuất.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
6 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
9 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
12 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.