'ACV không được thu phí xe vào sân bay vì bất cứ lý do gì'

Đây là nhận định của TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên giám đốc Nhà xuất bản GTVT, về việc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vẫn cương quyết thu phí xe vào sân bay.

Đây là nhận định của TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên giám đốc Nhà xuất bản GTVT, về việc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vẫn cương quyết thu phí xe vào sân bay.

 

Trao đổi với Zing, TS Thủy cho biết Thanh tra Chính phủ đã nhiều lần nêu ý kiến về việc ACV dùng vào đâu khoản tiền 500 tỷ đồng phí xe vào sân bay đưa đón khách mà hãng đã thu từ những năm trước. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cũng đã có văn bản thống nhất không thu phí với xe vào sân bay dưới 10 phút. Nhưng tới nay, ACV vẫn thu phí này trên khắp 21 sân bay.

"Mọi chi phí sử dụng cảng đã tính vào phí hãng hàng không thu hộ trong giá vé máy bay, ACV không được phép thu thêm", TS Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.

"Hàng không, cụ thể là ACV, phải coi trọng hành khách như các phương tiện vận chuyển khác. Hiện ACV áp đặt luật riêng rất sai trong việc thu phí xe vào sân bay", nguyên giám đốc Nhà xuất bản GTVT nói với Zing.

Cần sớm xóa bỏ

Cũng theo ông Thủy, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ACV nói riêng và ngành hàng không nói chung sắp phải "đứng trước cửa sân bay để mời hành khách sử dụng dịch vụ của mình, chứ không phải thu phí vào cửa như hiện nay".

'ACV không được thu phí xe vào sân bay vì bất cứ lý do gì'
TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng ACV thu phí với ôtô vào sân bay là điều bất hợp lý, cần phải xóa bỏ phí này. Ảnh: Quỳnh Danh.

TS Thủy cũng cho rằng không nên quy định chỉ miễn phí 10 phút cho xe vào sân bay mà nên xóa bỏ hẳn phí này, chỉ thu phí với những xe có nhu cầu vào bãi gửi, nhà gửi xe của các sân bay. "Đương nhiên phải xóa bỏ sớm việc thu phí ôtô dù vào sân bay bao nhiêu phút nếu họ không gửi xe", chuyên gia này nhận định.

TS Nguyễn Xuân Thủy cũng đề cập tới việc ACV chậm triển khai khung pháp lý cũng như hạ tầng công nghệ để giải quyết vấn đề này có thể khiến dư luận đặt hoạt nghi về tiêu vực, lợi ích nhóm hay về việc đặt lợi nhuận lên trên yêu cầu của cơ quan chức năng và nhu cầu của hành khách.

Trước TS Thủy, nhiều chuyên gia hàng không cũng cho rằng ACV đang cố tình chậm trễ triển khai lắp đặt hệ thống công nghệ tính thời gian tự động và miễn phí cho xe vào sân bay dưới 10 phút là vì lợi nhuận.

Các chuyên gia cho rằng công nghệ này đã được triển khai tại nhiều dự án giao thông và việc lắp đặt không thể mất nhiều thời gian như ACV đang thực hiện.

Chậm tiến độ hơn 1 năm

Trước đó, Bộ GTVT đã yêu cầu ACV phải lắp đặt hệ thống kiểm soát thời gian ôtô ra vào các cảng do đơn vị này quản lý, hoàn tất và đưa vào hoạt động chậm nhất là ngày 31/3/2020.

Tới ngày 15/9/2020 Văn phòng Chính phủ thông báo Chính phủ đã cơ bản đồng ý với kiến nghị của Bộ GTVT về phương án thực hiện thu giá dịch vụ đường dẫn vào nhà ga các cảng hàng không trong thời gian tới theo nguyên tắc thu theo block thời gian, áp dụng giá hợp lý cho block đầu tiên, dự kiến 10 phút đầu tiên.

Đặc biệt, tới đầu tháng 3/2020, Bộ thống nhất phương án không thu tiền đối với xe ra vào khu vực đón trả khách trong khoảng thời gian dự kiến là 10 phút. Tuy nhiên sau hơn một năm cùng nhiều lần có văn bản yêu cầu hoàn tất hệ thống, ACV vẫn hoàn tất.

'ACV không được thu phí xe vào sân bay vì bất cứ lý do gì'
Dù đã có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ từ Bộ GTVT, ACV vẫn đang trễ hẹn hơn một năm trong việc hoàn thiện hệ thống tính phí tự động. Ảnh: Quỳnh Danh.

Sau nhiều lần lỡ hẹn, tới tháng 4, ACV cho biết hệ thống kiểm soát ôtô ra vào sân bay tại 21 cảng hàng không do doanh nghiệp này khai thác đã hoàn thành, có thể đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang ở bước xây dựng phương án thu phí. Hạn cuối mà Bộ GTVT dành cho ACV là quý II/2021 sau nhiều lần doanh nghiệp này xin lùi hạn.

Trao đổi với báo chí, ACV cho hay chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt các hệ thống kiểm soát ôtô ra vào tại 21 cảng hàng không vào khoảng 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ACV là doanh nghiệp mà Nhà nước đang nắm tới 95,4% vốn, việc đầu tư mua sắm tài sản phải tuân thủ các quy định, quy trình về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép thi công... nên thời gian kéo dài.

ACV cũng khẳng định sẽ không miễn phí cho xe sử dụng block đầu tiên, dự kiến là 10 phút, mà sẽ thu mức phí hợp lý.

Hiện ACV đang thu 10.000-25.000 đồng phí xe ôtô vào sân bay trong 60 phút đầu tiên, tùy vào sân bay và loại phương tiện. Ví dụ, tại sân bay Tân Sơn Nhất, các loại xe hợp đồng sẽ phải trả 25.000 đồng phí và được cộng trực tiếp vào giá cước cuốc xe của hành khách.

Ngoài việc áp dụng mức phí mà nhiều chuyên gia cũng như cơ quan chức năng cho là bất hợp lý, việc ACV thu phí thủ công tại các sân bay, đặc biệt là sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài còn gây nên tình trạng ách tắc trong những dịp cao điểm khi lượng xe ra vào cảng vượt quá khả năng phục vụ của đội ngũ thu soát vé.

(Theo Zing)

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
6 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
5 giờ trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
4 giờ trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
3 giờ trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
2 giờ trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
14 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.