ADB: Châu Á duy trì tăng trưởng bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu

18/07/2019 11:35
Nhu cầu nội địa tại khu vực châu Á là yếu tố giúp đối trọng với căng thẳng thương mại toàn cầu ...

Theo ấn bản bổ sung cho báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) mới công bố hôm nay, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định khu vực châu Á đang phát triển sẽ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ dù có giảm nhẹ trong năm 2019 và 2020, nhờ sự hỗ trợ của nhu cầu nội địa giúp đối trọng với môi trường căng thẳng thương mại toàn cầu. 

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển là 5,7% trong năm 2019 và 5,6% trong năm 2020, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4/2019. Các tỷ lệ tăng trưởng này giảm nhẹ so với mức 5,9% của châu Á đang phát triển trong năm 2018. 

Nếu không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, triển vọng tăng trưởng của khu vực đã được điều chỉnh giảm từ 6,2% xuống còn 6,1% trog năm 2019 và giữ nguyên mức này trong năm 2020.

Căng thẳng thương mại gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là nguy cơ lớn nhất gây tác động tiêu cực tới triển vọng này, bất chấp sự "đình chiến" rõ ràng vào cuối tháng 6 mà có thể cho phép nối lại các cuộc đàm phán thương mại giữa hai quốc gia.

"Ngay cả khi xung đột thương mại tiếp diễn, khu vực này vẫn sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ dù có giảm nhẹ. Tuy nhiên, cho tới khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận, sự bất ổn vẫn sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng của khu vực", ông Yasuyuki Sawada, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, nhận định.

Triển vọng tăng trưởng của Đông Á trong năm 2019 được điều chỉnh giảm xuống còn 5,6% do tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự kiến tại Hàn Quốc. Dự báo triển vọng tăng trưởng của tiểu vùng trong năm 2020 là 5,5%, không thay đổi so với hồi tháng 4. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất tiểu vùng - Trung Quốc - cũng được giữ nguyên, với mức tăng trưởng dự báo là 6,3% trong năm 2019 và 6,1% trong năm 2020, do những hỗ trợ chính sách giúp bù đắp sự giảm sút nhẹ trong nhu cầu nội địa và bên ngoài.

Tại khu vực Nam Á, triển vọng kinh tế là rất khả quan, với tăng trưởng dự báo đạt 6,6% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020, mặc dù thấp hơn so với dự báo trong tháng 4. Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ được điều chỉnh giảm còn 7% trong năm 2019 và 7,2% trong năm 2020 do kết quả của năm tài khóa 2018 không đạt mục tiêu đề ra.

Triển vọng của khu vực Đông Nam Á được dự báo giảm nhẹ xuống còn 4,8% trong năm 2019 và 4,9% trong năm 2020 do thế bế tắc trong thương mại và sự sụt giảm của nhóm các mặt hàng điện tử. 

Tại Trung Á, triển vọng tăng trưởng cho năm 2019 được điều chỉnh tăng tới 4,3% nhờ mức tăng trưởng dự báo được cải thiện cho Kazakhstan. Dự báo tăng trưởng của Trung Á trong năm 2020 là 4,2%, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4. 

Triển vọng tăng trưởng ở khu vực Thái Bình Dương cũng được giữ nguyên, ở mức 3,5% năm 2019 và 3,2% năm 2020, do khu vực này tiếp tục phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng của Bão nhiệt đới Gita và trận động đất tại Papua New Guinea - nền kinh tế lớn nhất của tiểu vùng.

Dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế công nghiệp chủ chốt có sự điều chỉnh nhẹ, theo đó tăng trưởng của Mỹ được điều chỉnh tăng tới 2,6% cho năm 2019 và khu vực đồng Euro bị điều chỉnh giảm còn 1,3%. Triển vọng tăng trưởng của Nhật Bản được giữ nguyên ở mức 0,8% năm 2019 và 0,6% năm 2020.

Các dự báo về tỷ lệ lạm phát của châu Á đang phát triển đã được điều chỉnh tăng từ 2,5% lên 2,6% cho cả hai năm 2019 và 2020, phản ánh giá dầu tăng và nhiều yếu tố nội địa khác, như dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát tại một số nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ đẩy giá thịt lợn ở Trung Quốc lên cao.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
7 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
7 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
6 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
5 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
5 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.758.383 VNĐ / thùng

67.96 USD / bbl

3.20 %

+ 2.11

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.673.517 VNĐ / thùng

64.68 USD / bbl

3.54 %

+ 2.21

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.274.993 VNĐ / m3

3.25 USD / mmbtu

0.06 %

- 0.00

Than đá

COAL

2.459.305 VNĐ / tấn

95.05 USD / mt

0.85 %

+ 0.80

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5-10 năm tới, Việt Nam có thể xuất khẩu tới 10.000 MW điện sang Campuchia, Singapore và nhiều nước khác
1 ngày trước
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh nêu rõ ưu tiên phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo để phục vụ xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Công nghệ BYD DM-i Super Hybrid định nghĩa lại “hiệu quả” trên ô tô
1 ngày trước
Người ta dễ ấn tượng với dáng xe đẹp, nội thất sang hay công suất khủng. Nhưng chỉ khi lăn bánh vài nghìn cây số, bạn mới thật sự hiểu xe có "hiệu quả" không.
Giá xăng RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít - thấp nhất 4 năm qua
1 ngày trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (17/4), giá xăng giảm mạnh 350 - 390 đồng/lít.
Vừa tuyên bố ‘cai’ dầu Nga chưa được bao lâu, một quốc gia bất ngờ quay trở lại nhập khẩu vì giá quá rẻ, từng phụ thuộc 65% nguồn cung từ Moscow
2 ngày trước
Sau một thời gian ngắn tạm dừng do lệnh trừng phạt của Mỹ, quốc gia này sẽ bắt đầu nhập khẩu dầu Nga trở lại.