Ai đã chi hơn 69 triệu USD cho 1 bức tranh ảo?

13/03/2021 16:24
"Tôi nghĩ tác phẩm này sẽ tăng giá lên hàng tỷ USD. Chỉ là không biết khi nào", Metakovan chia sẻ trong 1 bài phỏng vấn qua Google Hangouts.

Một nhà đầu tư tài sản kỹ thuật số có biệt danh Metakovan vừa thông báo ông chính là người đã chi số tiền kỷ lục 69,3 triệu USD cho file jpg được bán đấu giá hôm 11/3 vừa qua. Nhà đấu giá Christie’s, nơi tổ chức cuộc đấu giá này, xác nhận thông tin này là chính xác.

Metakovan chính là người đứng sau Metapurse, 1 quỹ tiền số chuyên mua NFT cùng các tài sản ảo khác và tự nhận là quỹ NFT lớn nhất thế giới. Hồi tháng 1, Metapurse cho biết họ đang sở hữu 1 danh mục các NFT có tổng trị giá 3,2 triệu USD.

"Tôi nghĩ tác phẩm này sẽ tăng giá lên hàng tỷ USD. Chỉ là không biết khi nào", Metakovan chia sẻ trong 1 bài phỏng vấn qua Google Hangouts.

Tác phẩm nghệ thuật vừa được bán với giá 69 triệu USD được ghép từ 5.000 bức tranh mà nghệ sĩ Beeple (tên thật là Mike Winkelmann) đã sáng tác trong 13 năm qua. Tác phẩm này đặc biệt ở chỗ nó là độc bản và tính độc bản đó được xác thực bởi công nghệ blockchain.

Những gì diễn ra trong buổi đấu giá cho thấy rõ nét sự điên cuồng của cơn sốt NFT: bức tranh được mở bán từ ngày 25/2 và ngay lập tức giá đã tăng từ 100 USD lên 1 triệu USD chỉ sau vài phút. Tuy nhiên sự điên rồ chưa dừng lại ở đó. Trong 10 phút cuối cùng của buổi đấu giá, con số nhanh chóng nhảy vọt lên 14 triệu USD và sau đó là 30 triệu USD. Trong vài giây, Metakovan nâng con số lên hơn 69 triệu USD và chiến thắng.

1 lãnh đạo của Christie’s cho biết trong những phút cuối đã có tới 22 triệu người vào theo dõi buổi đấu giá. Có hơn 200 người đăng ký tham gia đấu giá.

Metakovan đã chi khoảng 42.329,453 đồng Ethererum (đồng tiền số lớn thứ hai thế giới) để mua tác phẩm này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 254 năm của mình nhà đầu giá Christie’s chấp nhận thanh toán bằng tiền số.

Đây không phải là lần đầu tiên Metakovan mua những tác phẩm của Beeple. Trong 1 buổi đấu giá các tác phẩm của Beeple trên chợ trực tuyến Nifty Gateway vào tháng 12 năm ngoái, Metakovan đã mua 20 bức tranh với tổng trị giá 2,2 triệu USD và sau đó chia nhỏ thành các token. Đến nay giá trị thị trường của bộ sưu tập này đã lên đến 230 triệu USD, theo Coinmarketcap.

Trong 1 buổi phỏng vấn thực hiện 1 tháng trước buổi đấu giá đó, Winkelman chia sẻ: "1 người ở Singapore đã sử dụng nhiều tài khoản được đặt tên theo các nhà hiền triết Hy Lạp, qua mặt mọi người và mua tất cả 20 tác phẩm. Sau đó anh ta sử dụng công nghệ blockchain để "khóa" những tác phẩm bằng các hợp đồng thông minh, sau đó lại chia nhỏ chúng ra".

Không chỉ trong thế giới số, 69 triệu USD cũng là mức giá cao thứ hai trong lịch sử đối với 1 tác phẩm được đấu giá khi mà người sáng tác ra nó vẫn còn sống. Với số tiền đó, bạn có thể mua được cả những thứ xa xỉ ngoài đời thực như một bộ sưu tập lâu đài ở Pháp, Ireland và Italy (mà vẫn còn thừa 30 triệu USD) hay chiếc chuyên cơ Gulfstream G700. Nếu đổ 69 triệu USD vào 1 quỹ chỉ số và bỏ mặc đó, sau 1 thập kỷ với lãi suất kép 7%, bạn sẽ có 135,7 triệu USD.

Hiện tại không ít người cho rằng NFT chính là 1 quả bong bóng khổng lồ. Nói về việc đầu tư vào NFT, Metakovan cho biết ông sẽ không tham gia vào những thứ mà ông cảm thấy đó là bong bóng. "Có rất nhiều thứ sẽ ở ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chưa có khung pháp lý quản lý chặt chẽ là 1 điều vừa tốt vừa xấu, dẫn đến có những người kiếm được nhiều tiền nhưng cũng có những người mất tiền".

Metakovan cho biết ông không sở hữu căn nhà nào, cũng không sở hữu chiếc xe nào và "chỉ cố gắng đơn giản nhất về vật chất, để có thể dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi". "Đó là thứ đắt nhất mà tôi từng mua", ông nói về tác phẩm của Beeple.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
28 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
20 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.