Ai đã đưa Việt Nam lên vị trí thống trị ngành sản xuất điều thế giới?

02/12/2017 20:02
Những người kỹ sư và doanh nhân tài năng của Việt Nam dưới sự ủng hộ của chính phủ đã xây dựng nên một ngành điều với sức cạnh tranh vượt trội hơn so với nhiều nước đối thủ.

Thế kỷ 16, những nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã mang cây hạt điều từ Braxin đến Ấn Độ. Loại cây này nhanh chóng được trồng tại thành phố Kollam, thành phố cảng quan trọng tại biển Ấn Độ Dương nơi nhiều tuyến đường thương mại quan trọng đi qua.

Thập niên 1920, khi những nhà điều hành tại một chi nhánh của công ty General Foods ký hợp đồng với doanh nhân Ấn Độ để thu mua hạt điều tách vỏ, hạt điều từ Ấn Độ chính thức bước vào thị trường thế giới.

General Foods sau đó chuyển số điều thu mua được đến công ty ở thành phố Hoboken, New Jersey, Mỹ để hoàn thiện quá trình đóng gói sản phẩm. Tại nhà máy này, hạt điều được nướng, đóng gói và bán trên khắp thị trường Mỹ dưới cái tên Baker’s Vitapack Cashews.

Kinh đô hạt điều một thời của thế giới đã được xây dựng như thế nào?

Ngành công nghiệp hạt điều trị giá 6,5 tỷ USD đã khởi đầu như vậy. Tại Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới, hạt điều được coi như sản phẩm đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe, nhanh chóng hạt điều được người Mỹ chọn để ăn cùng trong các bữa ăn cũng như cuộc sống hàng ngày.

Tại Ấn Độ, thị trường tiêu dùng hạt điều lớn nhất, những người thuộc tầng lớp trung lưu Ấn Độ sử dụng hạt điều ngày một nhiều trong các sản phẩm bánh kẹo sử dụng trong đám cưới và bữa tiệc sinh nhật.

Trong suốt nhiều năm, Kollam là kinh đô hạt điều của thế giới. Các nhà máy tại đây xử lý gần như tất cả các công đoạn, từ lột vỏ cho đến phân loại. Và có lẽ Kollam sẽ vẫn duy trì được vị thế đó cho đến khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào chuỗi cung cấp hạt điều.

Giờ đây, Việt Nam là vua hạt điều của thế giới nhờ vào công nghệ trong sản xuất phát triển. Trong khi đó, vị thế của Kollam đang ngày một yếu dần đi, Kollam là nạn nhân trực tiếp của chính sách bảo hộ từ phía chính phủ Ấn Độ và việc chính Kollam chậm thay đổi để thích ứng với thế giới.

Thời đại toàn cầu hóa, thị trường khắp toàn cầu mở rộng, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng trải rộng trên khắp thế giới. Sự kết hợp này có thể giúp nhiều cộng đồng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, tuy nhiên, sự cạnh tranh cao cũng có thể khiến không ít cộng đồng nghèo đi nhanh chóng.

Những nhà kinh doanh bằng sản phẩm từ Kollam không bỏ qua cơ hội làm giàu. Sau nhiều năm ký hợp đồng thu mua cho General Foods, ông Johnson và vợ mình chuyển đến Kollam và mở nhà máy thu mua, chế biến hạt điều. Nhà máy liên doanh với một công ty địa phương, sau đó nhà máy này sản xuất ra thành phẩm và bán ngược lại cho General Foods.

Ông đã kiếm được rất nhiều tiền, ông còn đặt tên con gái mình theo tên bang Kerala chủ quản của thành phố Kollam. Sau khi Mỹ tham chiến vào Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính phủ Mỹ yêu cầu tất cả phụ nữ và trẻ em Mỹ phải rời khỏi Ấn Độ, gia đình Johnson rời đi với suy nghĩ sau này sẽ trở lại, nhưng cuối cùng điều đó đã không bao giờ xảy ra.

Ngay từ thời điểm ban đầu của sự phát triển ngành sản xuất hạt điều tại Kollam, phụ nữ là lực lượng lao động chính đóng góp cho ngành, họ chỉ được trả mức lương thấp để nuôi sống gia đình.

Giám đốc công ty hạt điều VijayAlaxmi Cashew Co, ông K. Ravindranathan Nair, năm nay đã 85 tuổi, nhận xét: “Trước khi vào làm việc tại các nhà máy hạt điều, những người phụ nữ ấy cũng chỉ ngồi nhà, chính vì vậy có việc làm cũng đã là tốt rồi. Thu nhập có thể không cao nhưng đối với họ cũng quan trọng.” Và cứ như vậy, hết thế hệ này đến thế hệ khác, họ dậy nhau kỹ năng và phương pháp làm việc.

Thập niên 1960, Kollam đã trở thành nơi tập trung của hàng trăm nhà máy chế biến hạt điều lớn nhỏ. Ở thời điểm đó, hàng trăm nghìn người dân Ấn Độ đang làm việc trong các nhà máy này.

Ngành sản xuất và kinh doanh hạt điều ở Kollam phát triển bùng nổ, thế nhưng những người công nhân sản xuất hạt điều chẳng được hưởng lợi gì nhiều ngoài mức lương bèo bọt họ nhận về hàng tháng. Tất nhiên, tình trạng này không thể kéo dài mãi.

Sự chiến thắng của những người công nhân điều

Thập niên 1970, những lãnh đạo công đoàn ở địa phương đã tạo được nhiều sức ép và ảnh hưởng, chính vì vậy họ thành lập được một ban lãnh đạo tại địa phương với những nhà quản lý mang tư tưởng ủng hộ cho người lao động.

Để hỗ trợ cho người công nhân và tăng lương cho họ, chính quyền địa phương thành lập ra hai nhà máy hạt điều lớn của chính quyền. Hai nhà máy này không mất quá nhiều thời gian để thống trị ngành sản xuất hạt điều địa phương. Chính quyền địa phương lập ra mức lương tối thiểu, và ngay cả các doanh nghiệp tư nhân cũng phải tuân thủ chính sách này.

Mức lương người lao động tăng lên, chế độ hưu trí được đưa vào luật, tình trạng lạm dụng sức lao động của người lao động giảm mạnh. Ngành hạt điều thực sự cứu nhiều gia đình khỏi đói nghèo. Phụ nữ và những đứa trẻ họ sinh ra được hưởng lợi nhiều nhất.

Với ngành sản xuất và kinh doanh hạt điều phát triển, nguồn thu thuế tăng, chính quyền địa phương có tiền xây dựng nhà hát, thư viện địa phương và khách sạn. Bang Kerala trở thành một trong những bang phát triển nhất Ấn Độ lúc bấy giờ.

Năm 1999, ở thời điểm ngành sản xuất và kinh doanh hạt điều của Kollam nói riêng và Ấn Độ nói chung phát triển cực thịnh, ngành xuất khẩu tối đa đến 97 nghìn tấn hạt điều, gấp đôi so với thời kỳ đầu thập niên 1990. Riêng Ấn Độ chiếm 80% tổng quy mô ngành sản xuất hạt điều của thế giới. Tính chung, Ấn Độ sản xuất 173 nghìn tấn hạt điều trong năm đó và đứng đầu thế giới.

Đối với người dân tại Kollam và nhiều khu vực sản xuất hạt điều lớn khác tại Ấn Độ, hạt điều mang đến cuộc sống cho họ, hạt điều được coi như Chúa trời.

Ngành hạt điều dịch chuyển từ Ấn Độ sang Việt Nam ra sao?

Giữa thập niên 1990, những du khách Việt Nam đầu tiên đến Kollam. Từ trước đó, Việt Nam từng cung cấp hạt điều thô cho Kollam. Không ngần ngại gì, những nhà sản xuất tại Kollam hào hứng hướng dẫn cho người Việt Nam về cách chế biến hạt điều.

Trong số rất nhiều du khách đến đây, có một người đến đây với nhiệm vụ quan sát mọi chuyện thay mặt cho kỹ sư giỏi và luôn đầy quyết tâm phát triển ngành hạt điều Việt Nam, đó chính là ông Nguyễn Văn Lãng.

Từ đầu thập niên 1980, chính phủ Việt Nam đã khuyến khích nông dân tại nhiều khu vực khó khăn nhất trồng cây hạt điều. Đến thập niên 1990, Việt Nam đã có một số công ty sản xuất hạt điều với hàng nghìn công nhân đang làm việc, cũng giống như ở Kollam.

Tuy nhiên, nhiều đại gia bán lẻ, bán buôn của phương Tây như Wal-Mart, Carrefour và Tesco, những doanh nghiệp thu mua hạt điều nhiều nhất thế giới, không lúc nào ngừng tìm kiếm các nhà cung cấp có thể mang đến cho họ sản phẩm đồng loại với mức giá rẻ hơn.

Năm 1995, chính phủ đã đề nghị kỹ sư Nguyễn Văn Lãng tìm hiểu về định hướng làm cách nào để Việt Nam có thể xuất khẩu được hạt điều đi Mỹ hoặc bất kỳ thị trường nào.

Ông Lãng chưa bao giờ nhìn thấy cây hạt điều. Và khi ông không xin được visa vào Ấn Độ, một người anh của ông đang sống ở Paris khi đó đã đến Ấn Độ thay mặt ông. Ông Lãng hiểu rằng trong sản xuất, công nghệ sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh quan trọng.

Khi đó, một công ty Italy sản xuất máy tách vỏ hạt điều, tuy nhiên chiếc máy này rất đắt nhưng lại hay làm vỡ hạt. Ông quyết định đầu tư nghiên cứu sản xuất ra chiếc máy của riêng mình, qua bao nhiêu thử nghiệm khó khăn, ông Lãng không nản lòng, rồi ông thành công.

Đầu những năm 2000, các nhà máy sản xuất hạt điều của Việt Nam cũng không khác gì so với những nhà máy tại Kollam vốn đông chật những công nhân nữ tách vỏ, phân loại và đóng gói hạt điều bằng tay.

Doanh nhân Phạm Thị Mỹ Lệ chính là một trong những người đầu tiên xây dựng nhà máy chế biến hạt điều của Việt Nam. Trước đó, bà đã nhiều năm mua hạt điều thô ở Bình Phước và rồi bán cho các bên trung gian, bên trung gian chuyển nó sang Ấn Độ.

Từ năm 2000 đến năm 2007, ở lúc cao điểm, nhà máy của bà Mỹ Lệ tuyển dụng đến 2.000 công nhân, rất nhiều trong số đó là những nông dân đã rời làng quê họ ở các tỉnh phía Bắc vào đây làm thuê.

Bà Mỹ Lệ biết ông Lãng sản xuất được máy tách vỏ hạt điều. Thế nhưng khi đó, người doanh nhân này không thấy cần phải mua nó về cho đến một ngày bà chợt nhận ra: Công nhân của bà đang bỏ bà mà đi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phát triển. Nhiều công nhân của bà Lệ trở về phía Bắc làm việc trong các công ty FDI để được sống gần quê nhà và hưởng mức lương thấp hơn. Nhà máy của bà Lệ bắt đầu thiếu nhân công.

Cuối cùng bà Lệ quyết định mua máy do ông Lãng sáng chế ra và đưa vào dây chuyền sản xuất. Hiệu quả sản xuất tăng cao đột biến.

Giờ đây, toàn bộ nhà máy của bà chỉ cần đến 170 công nhân. Họ sản xuất mỗi ngày 66 nghìn pound hạt điều, tương đương khối lượng của khoảng 2.000 công nhân trước đây.

Cuộc sống của công nhân cũng khác trước nhiều. Giờ đây, chất lượng cuộc sống của họ tốt hơn trước, họ mang theo cả gia đình, con cái họ được đi học, chữa bệnh.

Một doanh nhân khác, ông Lê Quang Luyến, đã mạnh tay đầu tư hơn nữa phát triển công nghệ. Ông đã đầu tư hơn 40 triệu USD để xây dựng nhà máy công nghệ cao. Nhà máy này có thể sản xuất khoảng 110 nghìn pound hạt điều mỗi ngày với chỉ 30 công nhân.

Nhà máy của ông có công cụ vô cùng hiện đại với thiết bị sản xuất công nghệ cao, băng chuyền, máng trượt, thiết bị cảm biến và phân loại sản phẩm tự động.

Khi kinh đô hạt điều thế giới “thất thủ”

Cùng lúc đó tại Kollam, sau khi giành được vị thế hàng đầu trong ngành điều, những lãnh đạo địa phương đã không bắt kịp xu thế của thế giới, ngoài ra cũng bởi họ không muốn công nhân địa phương mất việc.

Giám đốc điều hành công ty Kerala State Cashew, ông R. Rajesh, tuyên bố: “Khi hoạt động cơ giới hóa diễn ra, ai mất việc? Chính là những người nghèo của chúng tôi.” Ngay cả các công ty tư nhân cũng bị cấm không được tự động hóa dây chuyền sản xuất, sa thải công nhân, chính vì vậy họ không thể cắt giảm được chi phí sản xuất.

Chính phủ Ấn Độ tiếp tục đưa ra chính sách sai lầm hơn nữa. Để bảo vệ cho những người sản xuất hạt điều, năm 2006, chính phủ Ấn Độ áp thuế 9% đối với hạt điều thô nhập khẩu. Chính quyền bang Kerala tăng lương 35% cho nông dân sản xuất hạt điều. Mỗi người nông dân như vậy kiếm được 5,40 USD/ngày. Như vậy các nhà chính trị gia đã thực hiện đúng cam kết tranh cử của họ trước đây.

Những quyết định tưởng như tuyệt vời và đảm bảo quyền lợi cho người nông dân sản xuất hạt điều như vậy đã gây ra thảm họa cho Kollam. Những nhà sản xuất tư nhân chuyển hoạt động sản xuất của họ ra các bang khác của Ấn Độ nơi mức lương lao động thấp hơn và họ có thể dễ dàng cơ giới hóa hoạt động sản xuất.

Những công ty nhà nước do chính quyền thành phố Kollam thành lập ra không thể chuyển được sản xuất, chính vì vậy thua lỗ triền miên. Giờ đây, mỗi công nhân của nhóm doanh nghiệp này chỉ được làm việc 165 ngày/năm chứ không phải 200 ngày/năm như trước đây.

Khi mức lương tối thiểu tăng 35%, công ty phải trả lương cho công nhân trung bình cao hơn 22% nhưng hiệu năng sản xuất lại thấp hơn 18%. Các công ty của chính quyền thành phố Kollam cho biết họ đã làm tất cả để giữ được việc làm cho người lao động. Chi phí đội lên quá cao, họ không tránh khỏi phải sa thải dù đó là lựa chọn tồi tệ nhất. Giờ đây, số công nhân làm việc tại nhà máy chỉ bằng nửa so với thời điểm năm 2010.

Sản phẩm của Ấn Độ có giá quá cao, không cạnh tranh được, chính vì vậy xuất khẩu giảm không ngừng. Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, sản lượng nhân điều xuất khẩu năm ngoái giảm đến 38%.

Trong lúc đó, Việt Nam sản xuất được 1,4 triệu tấn hạt điều thô, cao hơn gấp đôi sản lượng của năm năm trước đó, theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Xuất khẩu nhân điều tăng gấp đôi trong thời gian trên lên 348 nghìn tấn.

Ngành điều Việt Nam đang phát triển tốt, tuy nhiên không phải tất cả mọi chuyện đều tốt đẹp. Khi người Việt Nam giàu lên, nhiều quỹ đất đã bị chuyển đổi mục đích, chính vì vậy, các nhà máy sản xuất phải tính đến nhập khẩu.

Đó là chưa kể đến việc khi nhiều công ty sản xuất hạt điều Việt Nam đến thu mua hạt điều thô tại châu Phi, họ luôn nhận được một yêu cầu từ chính quyền địa phương: Phải tiết lộ nơi họ đã mua máy móc để chế biến hạt điều. Chắc chắn, cạnh tranh sẽ tăng cao hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa, và bên nào không thích ứng kịp sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.

Bài viết được thực hiện bởi hai tác giả Bill Spindle và Vibhuti Agarwal được đăng trên Wall Street Journal.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
7 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
6 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
5 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
5 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
4 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.066.543 VNĐ / tấn

21.53 UScents / lb

1.80 %

+ 0.38

Cacao

COCOA

234.311.809 VNĐ / tấn

9,217.00 USD / mt

2.73 %

+ 245.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.914.030 VNĐ / tấn

310.31 UScents / lb

1.25 %

+ 3.84

Gạo

RICE

17.273 VNĐ / tấn

14.93 USD / CWT

0.01 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.182.452 VNĐ / tấn

983.04 UScents / bu

0.28 %

- 2.71

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.223.240 VNĐ / tấn

293.45 USD / ust

0.83 %

- 2.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
2 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Quốc hội chính thức áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón
5 giờ trước
Chiều 26/11, với 84,97% đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có điểm mới là đánh thuế giá trị gia tăng VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
14 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
16 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.