Những con số vượt xa kế hoạch đề ra nói lên nhiều điều, trong đó có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và đặc biệt là “dấu ấn” của các nhà đầu tư du lịch hàng đầu Việt Nam.
Tổng lực cho ngành kinh tế mũi nhọn
Cáp treo Sun World Ba Na Hills.
Với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế kỷ lục (năm 2016 tăng 2 triệu du khách so với năm 2015), ngành du lịch Việt Nam đã đạt mục tiêu đề ra cho năm 2020, về đích trước bốn năm, đưa ngành công nghiệp không khói trở thành mũi nhọn của nền kinh tế.
Năm 2017 ngành du lịch Việt Nam tự tin sẽ thu về cho đất nước 460.000 tỉ đồng.
Các chuyên gia nhận xét với sự đầu tư lớn vào hạ tầng, du lịch Việt Nam đã có bước chuyển về “chất” với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Đơn cử như tại Quảng Ninh, Sun World Halong Complex đi vào hoạt động từ đầu năm 2017 đã kéo theo sức hút đối với du khách trong và ngoài nước, đem tới cho tỉnh này mức tăng trưởng lịch sử tới gần 30% so với cùng kỳ năm 2016.
Tương tự, du lịch Lào Cai cũng “đón mùa vàng” liên tiếp khi lượt khách check-in Lào Cai 10 tháng đầu năm cán mốc 3 triệu lượt. Trong đó, phần lớn du khách tăng do đến Sun World Fansipan Legend và trải nghiệm hệ thống cáp treo chinh phục “nóc nhà Đông Dương”.
Tại Đà Nẵng, du khách không còn lạ lẫm gì với những cái tên như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonders… Định vị trở thành một thành phố du lịch với lợi thế là bãi biển đẹp. Nhưng nếu chỉ có bãi biển, Đà Nẵng đã không nổi danh như thế để trở thành “điểm đến lễ hội hàng đầu châu Á” như World Travel Awards đã trao tặng. Đà Nẵng hấp dẫn khiến du khách trở đi trở lại nhiều lần bởi có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Ngay cả việc tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017 vừa qua cũng tạo ra cú hích lớn cho tăng trưởng của dòng khách du lịch Đà Nẵng. Chỉ trong hai tháng lễ hội, khách du lịch nơi này đã tăng lên gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Dấu ấn nhà đầu tư hàng đầu
Những năm qua nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã “rót” hàng tỉ đôla phát triển hạ tầng, đem lại diện mạo mới cho du lịch Việt, trong đó dẫn đầu là các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí do Sun Group đầu tư.
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort.
Các công trình do tập đoàn này kiến tạo như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Sun World Danang Wonders và Sun World Ba Na Hills, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort, quần thể Sun World Ha Long Complex, Sun World Fansipan Legend… liên tiếp đạt các kỷ lục, được các tổ chức du lịch quốc tế uy tín vinh danh đã góp phần “ghi danh” du lịch Việt trên bản đồ du lịch thế giới, thúc đẩy thương hiệu cho ngành du lịch và thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại các địa phương.
Rất dễ nhận thấy các tổ hợp du lịch giải trí kết hợp nghỉ dưỡng do Sun Group đầu tư có quy mô, tầm vóc tương đương, thậm chí còn lớn hơn một số tổ hợp tương tự trong khu vực như Sentosa (Singapore), Genting (Malaysia)… Những tổ hợp du lịch giải trí và nghỉ dưỡng đó khi đi vào hoạt động đã trở thành những “thỏi nam châm” hút khách đến với địa phương, đưa du lịch của các địa phương phát triển đột phá chỉ trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, Sun Group còn đầu tư các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp, tạo nên những tổ hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí kết hợp mua sắm hiện đại, hoàn chỉnh, hiếm có. Mỗi dự án mà Sun Group ra mắt, từ Sun Premier Village Danang Resort, Sun Premier Village Phu Quoc Resort, Condotel Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay, đến mới đây nhất là Sun Premier Village Ha Long Bay.
“Cú hích” từ những dự án triệu đô, thậm chí tỉ đô của Sun Group đã và đang làm thay đổi diện mạo du lịch Việt Nam, đưa ngành công nghiệp không khói này nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại những lợi ích kinh tế-xã hội to lớn cho đất nước.