Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

14/05/2024 08:19
Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào – bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

"Trị" hay "Chiều" theo giá vàng?

Khác với 3 kênh đầu tư khác là chứng khoán, bất động sản và ngoại tệ, vàng không có vai trò huy động vốn như chứng khoán, không phải một nhu cầu thiết yếu "an cư lạc nghiệp" như bất động sản và cũng không có chức năng thanh toán quốc tế như ngoại tệ. Vàng thuần túy là một loại tài sản tích trữ và gần như không mang lại lợi ích nào cho phát triển kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước khi "dẹp loạn thị trường vàng" năm 2012 đã có chính sách rất rõ ràng và kiên quyết, đó là chống vàng hóa, chấm dứt huy động/cho vay bằng vàng, đóng cửa các sàn vàng và chuẩn hóa chỉ có 1 loại vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý. Độ phức tạp của thời kỳ "dẹp loạn" này có lẽ lớn hơn nhiều so với giai đoạn chênh lệch giá vàng hiện nay. Việc không cấp phép nhập khẩu vàng cho đến thời điểm này cũng thể hiện một quan điểm xuyên suốt, đó là không hy sinh dự trữ ngoại hối chỉ để đáp ứng nhu cầu tích trữ, không phục vụ phát triển kinh tế.

Nhắc lại thời gian dẹp loạn thị trường vàng và Nghị định 24/2012, không thể không nhắc đến vai trò của Thống đốc Nguyễn Văn Bình (nhiệm kỳ 2011-2016). Có một sự trùng hợp kỳ lạ là kể từ khi ông Nguyễn Văn Bình thôi làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (năm 2021), giá vàng trong nước bắt đầu lệch pha với giá vàng thế giới.

Sau "dẹp loạn", thị trường vàng có một thời gian khá dài ổn định, chênh lệch giá vàng giảm về 0. Thế nhưng kể từ năm 2021, khác hẳn với sự thuần phục của những năm trước đó, "chú ngựa bất kham" vàng bắt đầu nổi loạn, chênh lệch giá vàng bỗng chốc mất kiểm soát. Do đó điều cần chúng ta cần làm là hiểu rõ về "chú ngựa bất kham" này để "trị" chứ không đơn giản là nhập vàng để "chiều" theo sự đỏng đảnh khó lường của nó.

"Sóng" vàng đến từ đâu?

Vàng vừa là một dạng tiền tệ vừa là một dạng hàng hóa. Vàng vừa để tích trữ, vừa để lướt sóng hay còn gọi là "trading".

Trader (có thể hiểu là nhà giao dịch) dù là ở thị trường nào cũng đều thích có sóng. Sóng vàng không chỉ mang lại lợi nhuận từ mua thấp bán cao mà còn mang lại lợi nhuận nhờ chênh lệch mua vào – bán ra. Khi biến động giá mạnh, chênh lệch mua vào – bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các "nhà cái". Để tạo sóng vàng cần phải dựa vào một số yếu tố.

Lãi suất thấp như trong giai đoạn 2021- đầu 2022 hay cuối 2023 đến nay là một môi trường lý tưởng để tạo sóng với bất kỳ một loại tài sản nào. Năm nay, tạo sóng vàng còn thuận lợi hơn nhờ giá vàng thế giới tăng do bất ổn địa chính trị và kênh chứng khoán, bất động sản không nóng để hút tiền như năm 2021-2022. Do đó, có thể nói rằng có cả yếu tố "thiên thời" và "địa lợi" cho việc tạo sóng vàng.

Còn "nhân hòa" - yếu tố này có lẽ lại còn đơn giản nữa bởi tâm lý đám đông rất dễ bị thu hút bởi sóng. Sóng càng cao càng dễ hút tiền. Bong bóng tài sản luôn hình thành bởi tâm lý "bầy đàn" như vậy. Năm nay thay vì chứng kiến hàng dài người xếp hàng mở tài khoản chứng khoán thì chúng ta thấy họ kiên nhẫn xếp hàng ở các cửa hàng vàng.

Có đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", không gì có thể ngăn được sóng vàng nếu không có cách "trị" hữu hiệu.

Thuần hóa "chú ngựa bất kham" tạo chênh lệch giá vàng thế nào?

Trước tiên cần nhìn lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, "chú ngựa bất kham" chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Giai đoạn hậu đấu thầu vàng 2013 đến 8/2020, chênh lệch giá vàng giảm dần về 0:

Từ 2014-2015: sau khi bán 74 tấn vàng, chênh lệch giá vàng vẫn còn ở mức cao, bằng 10%-20% giá vàng thế giới. Giai đoạn này giá vàng thế giới giảm 12% nhưng giá trong nước chỉ giảm 5.7%. Vậy là dù đã phải nhập một lượng vàng rất lớn, mục tiêu bình ổn và giảm chênh lệch giá vàng cũng khó đạt được trong một sớm một chiều. Điều này khẳng định sự cần thiết phải tính đến các phương án khác để giảm chênh lệch giá vàng chứ không đơn giản là hy sinh dự trữ để mua vàng về bán.

Từ 2016-2019: thời kỳ giá vàng dần đi vào ổn định khi giá vàng thế giới tăng nhưng giá trong nước gần như đi ngang, chênh lệch giá vàng được dần kéo về bằng 0. Thời gian này kinh tế Việt nam cũng đã qua giai đoạn khó khăn, bước vào chu kỳ ổn định và tăng trưởng cao.

Từ 2019-2020: thử thách sóng vàng thế giới lần 1. Giá vàng thế giới tăng mạnh 55% và giá vàng trong nước tăng theo tương ứng, chênh lệch giá vàng vẫn không đáng kể. Đây là bằng chứng để phủ định lập luận cho rằng vì có sóng vàng thế giới (như đang xảy ra trong năm 2024) nên người dân tăng nhu cầu mua vàng và kéo tăng chênh lệch.

Giai đoạn 2021 -2024, "chú ngựa bất kham" chênh lệch giá vàng bắt đầu mất kiểm soát:

Từ 9/2020-8/2022: Giá vàng thế giới giảm 10%, nhưng giá vàng trong nước không giảm theo, trái lại tăng 10%. Đây là giai đoạn lãi suất thấp khiến chứng khoán, bất động sản tăng nóng và thu hút dòng tiền rất lớn từ giới đầu tư. Đó là thời gian "người người nhà nhà đi mở tài khoản chứng khoán và đi buôn đất" chứ không phải đi mua vàng. Ngược lại, giới đầu tư rất có thể đã bán vàng để dồn tiền vào chứng khoán và BĐS. Vậy là không phải do sóng vàng thế giới, cũng không phải do nhu cầu mua vàng mà chênh lệch giá vàng vẫn tăng. Chênh lệch giá vàng tăng lên mức cao nhất lịch sử vào tháng 9/2022, tương đương 42% giá vàng thế giới. Thời gian này không nhiều người nhắc đến nhập vàng để bình ổn mà phần nhiều nhắc đến 2 đề xuất: (i) cho phép nhập vàng nguyên liệu để gia công trang sức và (ii) phá thế độc quyền vàng miếng SJC. Cả 2 đề xuất đều mang lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Theo Nghị định 24/2012, Nhà nước thực thi độc quyền vàng miếng và thương hiệu SJC là thương hiệu vàng miếng duy nhất được phép lưu hành. SJC là doanh nghiêp nhà nước thuộc sở hữu 100% của UBND thành phố HCM. SJC chỉ được gia công vàng miếng SJC 99,99% theo chỉ đạo của NHNN về hạn mức, thời điểm, nguồn vàng nguyên liệu và chịu sự giám sát và kiểm soát tuyệt đối của NHNN. Còn theo đề xuất bỏ độc quyền vàng từ Hiệp hội kinh doanh vàng Việt nam thì Ngân hàng Nhà nước không một mình giữ quyền sản xuất vàng miếng (độc quyền) mà có thể xem xét cho một số ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng. Trước Nghị định 24/2012, Việt nam có 8 thương hiệu vàng miếng nhưng SJC chiếm tới 90% thị phần.

Từ 9/2022-7/2023: 10 tháng tĩnh lặng đi ngang của giá vàng trong nước trong khi giá vàng thế giới giao động mạnh, tăng 10% rồi giảm 3%. Thời điểm này tương đối trùng lặp với giai đoạn các ngân hàng tăng mạnh lãi suất VND để ổn định tỷ giá. Chứng khoán và BĐS cùng thoái trào nhưng vàng cũng không thể tạo sóng ngay cả khi vàng thế giới tăng. Vậy tăng lãi suất có thể là một liều thuốc hạ sốt cho chênh lệch giá vàng?

Từ 8/2023-hiện tại: Giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng, tuy nhiên nếu quan sát kỹ thì có 2 giai đoạn giá vàng trong nước tăng trong khi giá vàng thế giới đi ngang, nới rộng chênh lệch giá vàng lên 32% và 26%. Lãi suất thấp, kênh chứng khoán và BĐS đều trầm lắng, nương theo giá vàng thế giới thì vàng trong nước rất dễ tạo sóng.

Trong tình hình này, các biện pháp hành chính trở nên đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và ngăn chặn thao túng giá. Thanh tra thị trường vàng, yêu cầu sử dụng hóa đơn, điều tra hành vi thao túng... sẽ không tốn dự trữ ngoại hối mà lại có thể mang tới hiệu quả cao tức thì.

Ngoài việc sử dụng các biện pháp hành chính, công cụ tiền tệ như lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các loại bong bóng tài sản, bao gồm cả vàng.

Việc giảm sâu lãi suất tại Việt Nam đang không chỉ tạo ra áp lực lên tỷ giá mà còn tăng cao nguy cơ hình thành các bong bóng tài sản. Mức giá chung cư tại Hà Nội và chênh lệch giá vàng đã tăng đồng thời với sự giảm sâu của lãi suất VND xuống mức "thấp nhất trong 20 năm". Sức hấp dẫn của đồng VND đã giảm so với các kênh đầu tư/đầu cơ khác, bao gồm ngoại tệ và vàng. Đây là hai loại tài sản tiềm ẩn rủi ro cao đối với quản lý ngoại hối và ổn định vĩ mô.

Việc tăng lãi suất sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích, không chỉ giúp kiểm soát bong bóng tài sản mà còn hỗ trợ việc tăng trưởng kinh tế. Bởi ổn định cũng là một phần không thể thiếu của tăng trưởng. Chi khi có sự ổn định, tăng trưởng mới thực sự bền vững.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
33 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
27 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
41 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
5 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
19 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

99.526.863 VNĐ / lượng

3,175.10 USD / toz

2.88 %

+ 88.90

Bạc

SILVER

978.530 VNĐ / lượng

31.22 USD / toz

0.98 %

+ 0.30

Đồng

COPPER

251.743.488 VNĐ / tấn

439.20 UScents / lb

4.76 %

+ 19.95

Bạch kim

PLATINUM

29.181.611 VNĐ / lượng

930.95 USD / toz

1.20 %

+ 11.05

Nickel

NICKEL

382.449.703 VNĐ / tấn

14,710.00 USD / mt

2.01 %

+ 290.00

Chì

LEAD

49.115.278 VNĐ / tấn

1,889.10 USD / mt

2.07 %

+ 38.20

Nhôm

ALUMINUM

61.592.342 VNĐ / tấn

2,369.00 USD / mt

1.13 %

+ 26.40

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá bạc trong nước bật tăng trở lại
17 giờ trước
Giá bạc trong nước và thế giới phục hồi lại đà tăng.
Mẫu xe số Honda mới tinh vừa về nước: Mạnh hơn Future, ăn xăng 1,8L/100km, sẽ 'thế chân' Wave RSX?
18 giờ trước
Mẫu xe số mới mang hiệu Honda đã chính thức về nước, sẽ sớm được bán ra thị trường.
Hyundai Tucson, Elantra lại sắp đổi thiết kế và đây là hình ảnh xem trước cho khách hàng Việt đỡ shock
20 giờ trước
Hyundai Nexo FCEV vừa chào sân ở phân khúc xe chạy nhiên liệu hydro sẽ là nền tảng thiết kế cho các dòng SUV Hyundai ra mắt trong tương lai gần.
Thị trường ngày 10/4: Giá hàng hóa bật tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế hàng loạt
21 giờ trước
Giá hàng hóa bật tăng mạnh trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế với nhiều quốc gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã cho phép tạm dừng áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày đối với nhiều quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc (thuế với Trung Quốc tăng lên 125% và có hiệu lực ngay lập tức).