Ai “đẩy” Vietstar vào thế việt vị tại dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất?

18/02/2020 07:52
(Dân Việt) Tại sao Vietstar trình dự án nhà ga nội địa và quốc tế T3 Tân Sơn Nhất với 55.000m2 sàn, công suất 10 triệu khách trên khu đất 10ha chỉ hết 2.300 tỷ đồng, còn ACV trình dự án một T3 khác chỉ nội địa, với 110.000 m2 sàng, công suất 20 triệu khách trên khu đất 16ha hết những 11.000 tỷ đồng, nhưng Vietstar vẫn không thể qua được “cửa” của Bộ GTVT?

Mới đây, Công ty cổ phần Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar) đã chính thức lên tiếng về dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất mà Vietstar theo đuổi từ 10 năm nay. Quyết định phá vỡ im lặng này được đưa ra sau khi Bộ GTVT có văn bản từ chối dự án nhà ga lưỡng dụng T3 Tân Sơn Nhất của Vietstar và Bộ KHĐT trình Chính phủ dự án T3 Tân Sơn Nhất do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xây dựng và được 2 bộ GTVT, KH ĐT thống nhất đề nghị Thủ tướng giao cho ACV làm chủ đầu tư.

Cuối năm 2019, Vietstar vượt cấp trình Chính phủ nhà ga lưỡng dụng T3 Tân Sơn Nhất do Công ty này theo đuổi từ năm 2010. Dự án này có vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng, công suất 9,8 triệu khách/năm xây dựng trên diện tích 10 ha. Sau khi Chính phủ giao Bộ GTVT xem xét, trả lời, Vietstar nhận được văn bản từ chối dự án T3 với lý do dự án không nằm trong quy hoạch.

10 năm theo đuổi… 

Theo Vietstar, căn cứ vào quyết định số 882 (năm 2010) của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; được sự đồng ý của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân (PKKQ), Vietstar đã lập dự án đầu tư xây dựng nhà ga T3 lưỡng dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Theo quyết định 882, diện tích đất quốc phòng tại sân bay Tân Sơn Nhất giao cho Vietstar đầu tư, khai thác là 10ha.

Vietstar đã thuê tư vấn thiết kế, lập dự án Nhà ga T3 lưỡng dụng với công suất 9,8 triệu hành khách/năm. Theo Vietstar, bản quy hoạch sử dụng khu đất lưỡng dụng 10 ha này dựa trên Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, được Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam phê duyệt tháng 12/2014. Dự án này cũng phù hợp với quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được ban hành theo Quyết định số 3193 của Bộ trưởng Bộ GTVT ký ban hành tháng 9/2015 (trong Quyết định 3193 có quy hoạch Nhà ga T3 lưỡng dụng).

ai “day” vietstar vao the viet vi tai du an nha ga t3 tan son nhat? hinh anh 1

Sơ đồ dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất của Vietstar

Tháng 4/2016, dự án Nhà ga T3 lưỡng dụng Tân Sơn Nhất được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng phê duyệt. Tháng 6/2016, Bộ GTVT gửi công văn đề nghị Bộ Quốc phòng đề nghị sớm cho triển khai nhà ga T3 lưỡng dụng Tân Sơn Nhất.

Vietstar cho biết đã đầu tư trên 700 tỷ đồng cho các hạng mục công trình; giải phóng mặt bằng 10ha đất như hỗ trợ di dời 7 đơn vị quân đội, di dời 13 khu mộ và rà phá bom mình để có quỹ đất 5-6 năm qua sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu giải quyết tính cấp bách của dự án T3 Tân Sơn Nhất.

Ngoài ra, tại văn bản số 260/TB-VPCP ngày 29/08/2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. HCM với yêu cầu “Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhà ga hành khách lưỡng dụng đã có trong quy hoạch”.

Đầu tháng 10/2016, Vietstar đã trình Quân chủng Phòng không không quân hồ sơ thiết kế nhà ga hàng không lưỡng dụng (do Công ty CPG Singapore thiết và được điều chỉnh bởi SAA – công ty chủ trì thiết kế nhà ga T4 ở sân bay Changi, Singapore). Ngày 10/10/2016, Cục Hàng không tổ chức họp xem xét hồ sơ thiết kế nhà ga của Vietstar với sự tham gia của đại diện tất cả các hãng hàng không Việt Nam, ACV...

Sau đó, Vietstar đã tiếp thu yêu cầu của Cục Hàng không điều chỉnh thiết kế nhà ga, tăng diện tích sàn xây dựng từ 45.800m2 lên 55.445m2 và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng từ mức 2.024 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng, đã được Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) thẩm định và chấp thuận.

Với các quy trình, thủ tục nói trên, Vietstar cho rằng, về mặt pháp lý dự án Vietstar đã đầy đủ để triển khai dự án nhà ga T3 lưỡng dụng Tân Sơn Nhất: Công suất 9,8 triệu lượt khách/năm; tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng; thời gian thi công 18 tháng. Vietstar cũng đã sẵn sàng đảm bảo nguồn vốn và nguồn lực để triển khai xây dựng dự án như: quỹ đất đã sạch (đã giải phóng mặt bằng, làm sạch), đã có ngân hàng tài trợ vốn.

…Vẫn bị thẳng tay loại khỏi cuộc chơi

Tuy nhiên, tháng 8/2018, Bộ GTVT ra quyết định 1942 điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2020 định hướng 2030. Theo đó, vị trí xây dựng nhà ga T3 là khu đất 16,05 ha hiện đang là đất quốc phòng tại Tân Sơn Nhất, tiếp giáp và chồng lấn với khu đất 10 ha của Vietstar.

Theo Vietstar, Quy hoạch chi tiết Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Quyết định 1942 không trùng hợp với đề xuất của tư vấn ADPi trước đó, không trùng với quyết định phê duyệt của Thủ tướng vào tháng 3/2018 và của chính Bộ GTVT vào các năm 2015, 2016.

ai “day” vietstar vao the viet vi tai du an nha ga t3 tan son nhat? hinh anh 2

Sân bay Tân Sơn Nhất tắc từ trên không đến mặt đất nhưng dự án nhà ga T3 vẫn chưa được thông qua để giải cứu

Chính vì vậy, Vietstar đã 2 lần gửi dự án T3 (vào tháng 9/2018 và tháng 1/2019) lên Bộ GTVT nhưng chưa nhận được công văn phản hồi của Bộ GTVT. Trong thời gian này, Bộ GTVT đã giao ACV lập dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với công suất 20 triệu khách/năm. 

Theo Vietstar, mãi đến khi Công ty này trình vượt cấp lên Chính phủ, ngày 31/1/2020, Bộ GTVT mới có văn bản trả lời Vietstar rằng, quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất được Chính phủ phê duyệt năm 2015 không có nhà ga hàng không lưỡng dụng và quy hoạch mới điều chỉnh năm 2018 cũng không có nhà ga lưỡng dụng như Vietstar đề cập! Điều này đồng nghĩa, T3 của Vietstar đã bị Bộ GTVT loại!

Thực tế là tháng 11/2019, sau khi thẩm định, Bộ KHĐT đã trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án T3 Tân Sơn Nhất của ACV, có diện tích 16,05 ha, công suất 20 triệu khách/năm, vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, do ACV làm chủ đầu tư. Sau đó Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ KHĐT phải thẩm định lại 2 vấn đề dự án T3 Tân Sơn Nhất của ACV là: Tính pháp lý của ACV và nguồn vốn đầu tư của ACV có phải từ vốn ngân sách hay không.

Như vậy, tuy là dự án mang tính giải cứu cho tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất nhưng sau 10 năm, với 2 dự án T3 Tân Sơn Nhất của Vietstar và ACV, đến nay, chưa có dự án nào được Chính phủ phê duyệt.

Tuy lãnh đạo Vietstar cho biết nếu làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với công suất 20 triệu khách và 16,05 ha như của ACV, vốn đầu tư chỉ khoảng 5.000 tỷ đồng (suất đầu tư khoảng 42 triệu đồng/m2, thấp hơn gần 6.000 tỷ đồng của ACV). Nhưng dự án của Vietstar không qua được “cửa” Bộ GTVT nên chưa đến được Bộ KHĐT thẩm định. Còn dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất của ACV được Bộ GTVT ủng hộ ngay từ đầu, Bộ KHĐT đã thẩm định, thông qua nhưng suất đầu tư quá cao, lại vướng quá nhiều nghi ngại. Vì thế, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tắc từ trên trời xuống dưới cảng hàng không và chưa biết bao giờ mới được khởi công giải cứu.   

Cả ACV và Vietstar đều là công ty cổ phần, trong đó Vietstar là doanh nghiệp có 25% vốn góp bằng lợi thế thương mại (không bằng tiền mặt) của Nhà máy sửa chữa máy bay A41 thuộc Quân chủng PK-KQ, 75% vốn còn lại thuộc 2 cổ đông là Công ty TNHH MTV Ngôi Sao Việt (67%) và Công ty cổ phần Vietstar Logistics (8%). Còn ACV có 95,6% vốn nhà nước, còn lại là của tư nhân.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
27 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
55 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
29 phút trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
39 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
6 phút trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
5 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
6 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
6 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.
Ô tô điện giá quy đổi dưới 300 triệu ngang cỡ Suzuki Swift, đi xa nhất 430km/sạc
6 giờ trước
Một thương hiệu trong làng xe tải chuẩn bị giới thiệu mẫu ô tô con chạy điện mới tại Việt Nam.