"Ái nữ" nhà Alphanam: Với người kế nghiệp, hãy ít hỏi những câu về áp lực, thách thức, hãy hỏi sứ mệnh mà họ muốn làm!

25/06/2019 20:48
"Thế hệ F2 muốn được chia sẻ với thế hệ đi trước không chỉ chiến thắng mà còn là những khó khăn. Từ trao quyền được nhắc đến rất nhiều, nhưng tôi muốn sửa lại một chút, đó là trao niềm tin", TGĐ CTCP địa ốc Foodinco Nguyễn Ngọc Mỹ nói.

Nguyễn Ngọc Mỹ, 28 tuổi, con gái ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam là một trong những đại diện cho thế hệ thừa kế chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp gia đình Việt Nam 2019: Thực trạng và giải pháp chuyển giao kế nghiệp thành công. 

Mỹ cùng với anh trai Nguyễn Minh Nhật đang tham gia vào điều hành sâu tập đoàn còn người cha đã lùi dần về, chủ yếu giữ vai trò cố vấn cho con.

"Tháng 5 vừa qua chúng tôi đã tổ chức hội nghị chiến lược chuẩn bị cho 1/4 thế kỷ tiếp theo", Mỹ nói. Alphanam cũng đã gần tròn 25 tuổi và đã đến lúc chuẩn bị bước sang một trang mới. Theo Mỹ, thành phần tham dự hội nghị không chỉ có ban lãnh đạo chủ chốt mà có cả các cấp trưởng phòng, trưởng ban đại diện. Thế hệ của nhân viên cũng trải dài từ 5X đến 9X.

"Buổi chia sẻ rất cởi mở, nói về việc chúng tôi sẽ làm gì trong 20 năm tới. Câu hỏi đặt ra không chỉ cho thế hệ F2 mà còn toàn bộ nhân viên có liên quan đến Alphanam", Mỹ nói. Cô nhấn mạnh mọi nhân tố đều quan trọng trong vận hành công ty.

Có một câu hỏi khiến Mỹ và nhiều người chú ý là: Văn hoá gia đình có được coi là văn hoá bền vững, văn hoá gia đình có nên tiếp tục duy trì?

Theo cô, đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, được vận hành như một gia đình. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển nhanh chóng như thì liệu văn hoá đấy có còn phù hợp? Đặt trong câu chuyện của Alphanam, Mỹ tỏ ra trăn trở: làm thế nào để một doanh nghiệp vừa giữ được những văn hoá mà bậc cha chú xây dựng hàng chục năm tích hợp với những thứ mới, mang hơi thở thời đại.

Một công thức được cô đưa ra là lòng tin và tình yêu giữa các thành viên trong doanh nghiệp. "Mọi người cùng đối xử với nhau như thành viên trong gia đình", cô nói và lý giải: "Điều này không có gì là không chuyên nghiệp nếu nhìn vào Việt Nam với cách xưng hô vô cùng gia đình, gọi nhau là cô, chú, bác. Không có nền văn hoá nào cư xử với nhau gần gũi và thân thiện như Việt Nam".

Nhớ lại buổi gặp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Mỹ cho biết cô rất nhớ lời khuyên của ông cho thế hệ F2. "Để đóng góp được cho đất nước, chúng tôi phải coi mình là người trong cuộc, phải cảm nhận được xung quanh là đất nước – cũng chính là gia đình còn nghèo. Vậy phải làm thế nào để chia sẻ những khó khăn đó", cô nhắc lại.

Khi tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình cũng vậy, Mỹ nhấn mạnh đến yếu tố "người trong cuộc".

Thế hệ F2, theo cô, cần được thế hệ cha chú chia sẻ một cách cởi mở không chỉ chiến thắng mà còn là những khó khăn.

"Tôi nghe mọi người nói nhiều về trao quyền, nhưng tôi muốn sửa lại một chút, là trao niềm tin", Mỹ nói.

Dù rằng không có một công thức chung nào cho sự tương tác giữa thế hệ đi trước và thế hệ kế thừa, nhưng cây cầu nối cần có giữa hai thế hệ phải là niềm tin. Niềm tin vào thế hệ F1 sẽ làm những gì tốt nhất để có thể giữ được nền tảng mà họ đã xây dựng. Niềm tin vào thế hệ F2 có tình yêu với người đi trước và mong muốn làm những điều tốt nhất để giữ gìn và phát triển di sản.

Ý chí của thế hệ kế thừa cũng xuất phát từ điểm này. "Thế hệ F2 chỉ có ý chí khi họ có niềm tin rằng họ có thể thay đổi nó", cô nói và giải thích rằng thế hệ kế cận cần thực sự có một ghế trong việc vận hành doanh nghiệp.

"Họ phải được lắng nghe, chia sẻ chứ không chỉ nghe những lời nói kiểu như không có thế hệ F1 thì thế hệ F2 có thể làm gì", Mỹ nói. Cô cho rằng cần có sự thay đổi về mặt từ ngữ để có thể đẩy mạnh được ý chí, mong mỏi của lớp người kế cận.

"Chúng ta hãy ít hỏi về những áp lực, thách thức mà hãy hỏi xem có những chuyện gì cần bàn, có những sứ mệnh gì mà thế hệ thứ 2 mong muốn làm được", Nguyễn Ngọc Mỹ nói thêm.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
30 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
42 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
4 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
58 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
18 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.