Ai 'nướng cháy' lá phổi xanh Amazon của Trái đất?

27/08/2019 11:08
Các chuyên gia tin rằng hoạt động phát quang rừng và nạn phá rừng là nguyên nhân khiến những cánh rừng Amazon đang phải kêu cứu trong biển lửa.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tới từ Đại học Maryland, rất nhiều đám cháy đang diễn ra ở khu vực Amazon xuất phát từ hoạt động phát rừng để làm nương rẫy hoặc chăn thả gia súc của người dân. Hình ảnh vệ tinh thu được cũng cho thấy khói bốc lên từ các đám cháy ở các khu canh tác nông nghiệp.

Phần lớn đất nông nghiệp hiện nay ở rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil là hệ quả của nạn phá rừng nhiều năm qua.

"Các khu vực này từng là rừng mưa nhiệt đới và giờ thì nó là một đại dương ngập tràn đậu tương", ông Matthew Hansen, Trưởng nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Maryland cho hay.

Ông Hansen cùng các cộng sự phác thảo quy mô các vụ cháy qua từng tháng tại rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil từ năm 2011. Từ biểu đồ này có thể thấy, cháy rừng ở các năm đều gia tăng từ tháng 8 đến tháng 10, trùng với thời điểm người dân phát quang để chuẩn bị cho mua trồng ngô và đậu tương mới.

Ai nướng cháy lá phổi xanh Amazon của Trái đất? - Ảnh 1.

Mức độ cháy rừng ở Amazon từ năm 2011 dựa trên dữ liệu từ 2 vệ tinh của NASA. (Ảnh: NYT)

Các nhà khoa học tới từ Viện nghiên cứu không gian quốc gia ước tính số lượng đám cháy trong 8 tháng đầu năm 2019 cao hơn 35% so với mức trung bình của 8 năm qua.

"Hỏa hoạn không phải là một hiện tượng tự nhiên trong những khu rừng này. Tất cả các vụ cháy trong khu vực này đều là do con người gây ra", ông Mark Cochrane, một chuyên gia về cháy rừng và sinh thái học tại Đại học Maryland cho biết.

Theo ông Cochrane, phần lớn các đám cháy diễn ra trên các phần đất đã được dọn sạch. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những đám cháy xảy ra ở các khu vực mà cây cối vẫn đang rậm rạp. Ông Cochrane tin rằng đây là các đám cháy do phá rừng chứ không liên quan tới hoạt động phát nương, làm rẫy.

Nạn phá rừng ở Brazil tăng mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Tổng thống Jair Bolsonaro lên nắm quyền. Nhà lãnh đạo Brazil từng quan ngại các biện pháp bảo vệ những cánh rừng nhiệt đới ở Brazil là một trở ngại cho phát triển kinh tế và kêu gọi nên sử dụng Amazon cho lợi ích kinh doanh, cho phép các công ty khai thác, nông nghiệp, và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Ông da Silva, lãnh đạo của Hiệp hội nông dân ở Novo Progresso, khu vực đang hứng chịu nạn phá rừng nặng nề ở miền Bắc Brazil nói rằng ông coi những đám cháy đang bùng cháy trong khu vực là một phần bình thường của cuộc sống.

"Chúng tôi đang canh tác trên Amazon để nuôi sống thế giới. Không có gì đáng phải tức giận về điều đó", ông Silva cho hay.

Ai nướng cháy lá phổi xanh Amazon của Trái đất? - Ảnh 2.

Khói bốc lên từ các cánh rừng bị chặt hạ để phục vụ cho hoạt động canh tác nông nghiệp. (Ảnh: NYT)

Tại Novo Progresso cũng như nhiều vùng khác ở Brazil, nhiều người dân ủng hộ mạnh mẽ chính sách của ông Bolsonaro rằng cần ưu tiên phát triển kinh tế hơn các biện pháp bảo vệ môi trường. Họ cho rằng các đám cháy và nạn phá rừng là cần thiết để duy trì sinh kế của các nông dân, hoạt động của các trang trại xuất khẩu thịt bò và đậu nành và thiệt hại mà họ gây ra cho rừng mưa lớn nhất thế giới là khiêm tốn.

Họ cũng phẫn nộ khi nhiều nước đang cố gắng quyết định người Brazil nên quản lý vùng đất của mình như thế nào. Bản thân ông Bolsonaro hồi tuần trước cũng khẳng định Brazil sẽ cứu lấy Amazon chứ không phải cần nhờ vào cái chìa tay đầy toan tính từ các nước khác.

Trong khi nhiều người Brazil bình chân như vại, cả thế giới đang đỏ mắt khi đọc các con số thống kê rùng mình về nạn cháy rừng ở Amazon hiện tại.

Trong tháng này, 25.000 vụ cháy đã nướng chín " lá phổi xanh " của Trái đất, con số cao nhất trong 1 thập kỷ qua. Là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích bằng một nửa nước Mỹ, rừng Amazon cung cấp 20% lượng oxy cho khí quyển Trái Đất. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu và là ngôi nhà của rất nhiều loài động, thực vật. Điều này khiến các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà môi trường coi Amazon là một di sản vô giá của thế giới cần được bảo tồn ngay lập tức.

Tuy nhiên, những tuyên bố đó khiến nhiều cư dân định cư ở gần những cánh rừng bạt ngàn này hay các chính trị gia theo quan điểm bảo thủ của Brazil nổi giận.

Ai nướng cháy lá phổi xanh Amazon của Trái đất? - Ảnh 3.

Các cột khói ở Amazon bốc lên trong ảnh vệ tinh của NASA chụp hôm 11/8/2019. (Ảnh: NASA)

Andre Pagliarini, một nhà sử học người Brazil nói rằng áp lực quốc tế kêu gọi bảo tồn Amazon có thể phản tác dụng khi người Brazil tin rằng các nước giàu có muốn giữ lấy sự nguyên sơ của Amazon để kìm hãm sự phát triển của quốc gia Nam Mỹ.

Theo ông Maurício Torres, Giáo sư tới từ Đại học Liên bang Pará, phần đất được tạo ra sau nạn phá rừng có trị giá gấp 50, 100, 200 lần so với ban đầu. Đó rõ ràng là một khoản hời quá lớn.

Nền kinh tế đang có dấu hiệu sa sút trong vài năm trở lại đây của Brazil càng đẩy thêm nhiều người vào rừng sâu. Khi suy thoái kinh tế kéo dài, sự phụ thuộc vào khu vực nông nghiệp lại tăng lên, nông dân Brazil càng thích phát quang làm rẫy. Dần dần, vì lợi ích kinh tế, chính phủ phớt lờ những người phá rừng.

Theo các chuyên gia, cam kết hạn chế bảo vệ môi trường đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của ông Bolsonaro trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Ông da Silva tin rằng nhà lãnh đạo đất nước nên duy trì cam kết hiện tại và không nên lung lay trước áp lực từ bên ngoài.

"Chúng tôi sẽ không từ bỏ quyền kiểm soát với Amazon và đó là sự thật. Nếu họ đe dọa tẩy chay hàng hóa Brazil để ép chúng tôi phục tùng, chúng tôi sẽ bán hàng cho Trung Quốc và những nơi khác", ông nói.

 (Nguồn: NYT)


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.