"Ám ảnh" nhập siêu quay trở lại

02/06/2021 08:38
Sau nhiều năm liên tục xuất siêu, 5 tháng đầu năm 2021, nhập siêu đã quay trở lại. Dù con số 369 triệu USD chưa phải là lớn nhưng xuất khẩu quá phụ thuộc vào FDI trong khi nhập siêu lại là những mặt hàng không có tác động thúc đẩy sản xuất...

Bị ảnh hưởng nặng nề của làn sóng thứ tư của dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 vẫn tiếp tục được ghi nhận là điểm sáng của nền kinh tế...

Nhưng thành tích này vẫn thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Và lo ngại hơn, sau nhiều năm xuất siêu liên tục, Việt Nam đang quay trở lại với nhập siêu 369 triệu USD sau 5 tháng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 đạt 262,25 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7%; nhập khẩu đạt 131,31 tỷ USD, tăng 36,4%. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm nhập siêu 369 triệu USD.

Ám ảnh nhập siêu quay trở lại - Ảnh 1.

“ÁM ẢNH NHẬP SIÊU”

Cụ thể về xuất khẩu, trong tổng kim ngạch 130,94 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 33,06 tỷ USD, tăng 16,6%, chiếm 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (kể cả dầu thô) đạt tới 97,88 tỷ USD, tăng 36,3%, chiếm 74,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về nhập khẩu, trong tổng kim ngạch 131,31 tỷ USD, khu vực FDI đạt 85,51 tỷ USD, tăng 39,9%, còn khu vực kinh tế trong nước đạt 45,8 tỷ USD, tăng 30,2%.

Như vậy, sau nhiều năm liên tục xuất siêu, 5 tháng đầu năm 2021, nhập siêu đã quay trở lại, mặc dù con số 369 triệu USD chưa phải là lớn, song cũng để lại không ít “lo âu”. Bên cạnh con số nhập siêu còn có lý do từ việc các doanh nghiệp trong nước hoạt động chưa hiệu quả.

Cụ thể 5 tháng qua, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu tới 12,74 tỷ USD, trong khi đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 12,37 tỷ USD. Điều này có nghĩa xuất siêu đang phụ thuộc hoàn toàn vào khu vực FDI và chỉ cần khu vực này chững lại, nền kinh tế sẽ quay lại tình trạng nhập siêu.

Minh chứng rõ nét nhất là khi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại đầu tháng 4/2021 khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp, nhất là tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và xuất khẩu. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 19,04 tỷ USD, giảm 2,4% so với tháng trước.

Ám ảnh nhập siêu quay trở lại - Ảnh 2.

Tiếp đến, nếu như nhập siêu xuất phát từ hoạt động nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu thì không có gì phải lo ngại vì nó sẽ tạo tiền đề cho sản xuất và sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn trong các chu kỳ sau. Thế nhưng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2021 lại là hàng tiêu dùng, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ thì rất đáng bàn, bởi nó chẳng những không có tác dụng thúc đẩy mà ngược lại còn có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Đơn cử như ô tô, số liệu thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2021 ô tô nhập khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng tới 69,9% so với cùng kỳ năm trước. Về nhóm hàng tiêu dùng, trong 5 tháng qua cũng nhập khẩu tới 8,16 tỷ USD, tăng 29,5% và chiếm 6,2% (giảm 0,3 điểm phần trăm) trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Hay như việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản cũng là vấn đề cần được quan tâm. Sở dĩ như vậy là bởi Việt Nam là một nước nông nghiệp và trong khi các mặt hàng nông sản đang cố gắng để tìm đường xuất khẩu nhằm cải thiện thu nhập cho nông dân và mang thêm ngoại tệ về cho đất nước, thì tại “sân nhà” nông sản nhập khẩu vẫn đang cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nông sản trong nước.

NHẬP SIÊU CẢ NÔNG SẢN

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng chiều tăng với kim ngạch xuất khẩu, 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản đạt 19,57 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 7,04 tỷ USD, tăng 126,9%; nhóm sản phẩm chăn nuôi đạt 1,52 tỷ USD, tăng 23,2%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 881,2 triệu USD, tăng 25,8%; nhóm lâm sản chính khoảng 1,34 tỷ USD, tăng 42,3%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,9 tỷ USD, tăng 36,5%.

Một mặt hàng chủ lực của nông sản là hạt điều, nhiều năm nay vẫn “tự hào” với xuất siêu, thì nay đang đối mặt với nhập siêu khá lớn. Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2021, lượng hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp chế biến điều tăng 300% về lượng và 323,5% về trị giá so với cùng kỳ của năm 2020 với tổng cộng 1,19 triệu tấn hạt điều, với trị giá lên tới 1,88 tỷ USD.

Theo nhận định của ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, do các doanh nghiệp Việt Nam tranh mua nguyên liệu từ các quốc gia trồng điều ở châu Phi, khiến các nhà bán điều thô đẩy giá bán lên cao. Hiệp hội Điều Việt Nam dự báo, lượng hạt điều nhập khẩu trong năm 2021 gần 2 triệu tấn. Nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, con số nhập khẩu có thể cao hơn.

Ước tính chi phí nhập khẩu điều nguyên liệu trong năm 2021 có thể lên tới 3,2 - 3,5 tỷ USD và đây có thể là lần đầu tiên xảy ra kịch bản sau 16 năm đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu, ngành chế biến điều của Việt Nam không còn thặng dự thương mại và rơi vào tình thế nhập siêu trong cả năm.

 NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TRONG BỐI CẢNH MỚI

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), kinh tế Việt Nam hội nhập rất sâu nên sản xuất, xuất khẩu sẽ gắn chặt với nguồn cung nguyên liệu và các thị trường xuất khẩu. Dịch bệnh bùng phát sẽ tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trọng điểm ở khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội... (những địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu từ 10 tỷ USD trở lên) đã và đang tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Có thể nói, trong bối cảnh thế giới vẫn đang ở trong tình trạng chịu tác động rất nặng nề của dịch bệnh Covid-19, cùng những hệ quả khác từ dịch bệnh như vấn đề thiếu container rỗng, hay việc tăng giá cước tàu biển... hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn liên tục ghi nhận những kết quả tích cực và có sự phát triển khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, nông sản... và ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN...

Ám ảnh nhập siêu quay trở lại - Ảnh 3.

Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh... sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như: gạo, cà phê, chè, cao su, hạt tiêu... sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu hiện vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản như: Việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn; nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhu cầu thị trường chưa hồi phục đồng đều; chi phí đầu vào như logistics, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm... Do đó, bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.

Để góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2021 tăng khoảng 6,5%, ngành công thương phấn đấu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 tăng khoảng 4-5% so với năm 2020, tiếp tục duy trì đà xuất siêu.

Để làm được điều đó, một trong những giải pháp ưu tiên được lựa chọn là sẽ tận dụng tốt hơn các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hai hiệp định là Hiệp định  Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu, tạo nền tảng vững chắc cho việc doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng cũng như tạo lực đẩy cho xuất khẩu bền vững trong năm 2021.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.668.295 VNĐ / tấn

18.88 UScents / lb

1.20 %

- 0.23

Cacao

COCOA

234.186.800 VNĐ / tấn

9,137.00 USD / mt

1.66 %

- 154.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.575.134 VNĐ / tấn

379.74 UScents / lb

1.71 %

- 6.59

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.344.550 VNĐ / tấn

992.24 UScents / bu

1.90 %

- 19.26

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.107.170 VNĐ / tấn

286.95 USD / ust

0.36 %

- 1.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
5 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
11 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.