Ám ảnh từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 lý giải khác biệt "một trời một vực" trong kích thích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc

09/03/2021 19:29
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang theo đuổi những chính sách kinh tế khác nhau để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra.

Một trong những điểm được rút ra trong kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc là đặt mục tiêu tăng trưởng một cách thận trọng nhằm kiểm soát thâm hụt tài khóa cũng như quản lý tiền tệ chặt chẽ. Điều này tương phản hoàn toàn với những gì diễn ra ở Washington, nơi Tổng thống mới đắc cử Joe Biden đang chuẩn bị ký thông qua một gói kích thích bổ sung trị giá 1,9 nghìn tỷ USD mà Quốc hội đã phê duyệt.

Sự khác biệt ngày càng mở rộng này sẽ gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và có thể định hình lại dòng vốn toàn cầu. Tuy nhiên, những khác biệt giữa chính sách của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới lại bắt nguồn từ chính các bài học chính sách khác nhau mà 2 nước đã rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Sự phục hồi chậm chạp và khó khăn của Mỹ khiến những người Dân chủ chủ chốt cho rằng cần có các biện pháp kích thích lớn và duy trì nó. Đối với chính sách tiền tệ, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cũng đã nói rõ chủ trương của FED trong tuần trước rằng sẽ chưa có thay đổi bước ngoặt nào.

Ám ảnh từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 lý giải khác biệt một trời một vực trong kích thích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc - Ảnh 1.

Trung Quốc thu hẹp mục tiêu thâm hụt ngân sách trong năm 2021 sau khi nới lỏng nó để hạn chế những tác động của đại dịch trong năm 2020.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang có một quan điểm khác. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, sự tăng trưởng tín dụng ồ ạt đã dẫn đến nhiều thành phố ma, thuật ngữ mô tả những cơ sở hạ tầng không được sử dụng, năng suất công nghiệp dư thừa và nợ nần chồng chất.

Mặc dù ngăn chặn sớm đại dịch Covid-19 đồng nghĩa là nền kinh tế không cần nhiều sự hỗ trợ vào năm 2020 nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc đang xoay chuyển mọi thứ để tập trung trở lại vào các sáng kiến dài hạn nhằm tăng cường lĩnh vực công nghệ và giảm thiểu rủi ro nợ.

Nathan Sheets, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế toàn cầu của PGIM Fixed Income đồng thời là cựu thư ký Bộ trưởng Tài chính Mỹ về các vấn đề quốc tế, cho biết: "Mỗi nước đều đã học được bài học từ cuộc khủng hoảng trước đây và đó là lý do của sự hoán đổi chính sách này. Sự kết hợp chính sách hiện nay của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo ra một lý do thuyết phục để đồng tệ tăng giá".

Đây là quan điểm được chia sẻ rộng rãi. Các dự báo cho biết đồng tệ sẽ mạnh lên ở mức 6,38 tệ đổi 1 USD vào cuối năm. Hiện nay đồng tệ đang có giá là 6,523.8 tệ đổi 1 USD vào chiều 8/3 tại Hồng Kông.

Guo Shuqing, một trong những nhà quản lý tài chính của Trung Quốc, nhấn mạnh trước cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc rằng thực trạng đòn bẩy cao trong hệ thống tài chính cần phải tiếp tục được giải quyết. Guo chỉ ra những lo lắng về tình trạng giá bất động sản tăng cao và nguy cơ tiền từ nước ngoài đổ vào để tận dụng đà tăng của các tài sản Trung Quốc. Ông Guo cũng nói rằng lãi suất cho vay của nước này có thể tăng trong năm nay.

Ám ảnh từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 lý giải khác biệt một trời một vực trong kích thích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc - Ảnh 2.

Nguồn cung tiền của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay thấp hơn rất nhiều so với khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2009.

Trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh gần đây, lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ vẫn chưa bằng một nửa so với lãi suất ở Trung Quốc.

Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings Plc, cho biết: "Không giống như nhiều ngân hàng trung ương khác, bao gồm cả FED, PBOC đã tiếp tục điều chỉnh chính sách của mình một phần nhằm ngăn chặn sự gia tăng quá mức của giá tài sản. Đối mặt với rủi ro đồng tệ tăng giá, Trung Quốc hy vọng vào một lối thoát đúng lúc khỏi những quy định lỏng lẻo của FED".

Điều đó có thể sớm xảy ra. Trong 3 lần xuất hiện trong 2 tuần qua, ông Powell đã nói rõ rằng FED sẽ giữ nguyên chính sách lãi suất gần bằng 0 cho tới khi nền kinh tế phục hồi và hầu hết người Mỹ thất nghiệp quay trở lại làm việc. Ông Powell cũng không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy việc mua tài sản sẽ giảm dần khi gói kích thích của Chính quyền Biden được đưa vào trong những tháng tới.

Trong khi Trung Quốc phải đối mặt với dòng vốn ồ ạt chảy vào, Mỹ dường như sẽ bơm ra nguồn cung USD lớn hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng lớn. Theo dự đoán, thâm hụt sẽ đạt khoảng 4% tổng GDP của Mỹ trong năm nay. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ giai đoạn 2002-2008.

Ám ảnh từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 lý giải khác biệt một trời một vực trong kích thích kinh tế của Mỹ và Trung Quốc - Ảnh 3.

Các gói kích thích tài khóa của Mỹ vượt xa so với khủng hoảng tài chính 2008.

Thực tế, Trung Quốc đã từng rất mạnh tay tung ra các gói kích thích tài chính trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2012, Bắc Kinh tuyên bố chấm dứt các chính sách này. Sau đó, Trung Quốc tỏ ra thận trọng hơn với các đòn bẩy bởi nợ quá mức vốn là nguyên nhân reo rắc rủi ro lên thị trường tài chính và bất động sản của nước này.

Với những thành tựu trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19, sẽ không có gì là đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc quay lưng với các gói kích thích lớn mà tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ trong nước và quản lý rủi ro. Đó cũng chính là sự khác biệt nổi trội trong chính sách của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
3 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
4 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Giá xăng dầu hôm nay 21/9: Giảm nhẹ
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 21/9 trên thế giới bất ngờ giảm nhẹ sau đến 4 phiên tăng giá trong tuần này và vẫn đang ở mức thấp.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
5 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
6 giờ trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
1 ngày trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
1 ngày trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.