Âm thầm Bắc tiến, đại gia dày tiền nằm im chờ thờiicon

Thâu tóm nhiều dự án bất động sản phía Bắc nhưng dường như các doanh nghiệp ở TP.HCM vẫn chưa để lại dấu ấn gì trên thị trường. Có lẽ, sau khi đổ tiền thâu tóm, họ đang án binh bất động chờ thời bùng nổ.

Thâu tóm nhiều dự án bất động sản phía Bắc nhưng dường như các doanh nghiệp ở TP.HCM vẫn chưa để lại dấu ấn gì trên thị trường. Có lẽ, sau khi đổ tiền thâu tóm, họ đang án binh bất động chờ thời bùng nổ.

Đánh bắt vùng ven

So với phong trào Nam tiến của các chủ đầu tư phía Bắc thì chiều ngược lại khá âm thầm. Các doanh nghiệp đến từ TP.HCM, thông qua hình thức mua bán sáp nhập, đã có nhiều đất tại Hà Nội. Tuy nhiên, các dự án của họ hầu hết ở vùng ven, ngoài trung tâm Hà Nội, chưa có dự án nào chiếm lĩnh ở trung tâm, phân khúc cao cấp hạng sang.

Thực tế cho thấy, nhu cầu đầu tư và nhà ở của người dân khu vực phía Bắc là rất lớn. Thêm vào đó, tại thị trường phía Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, có rất ít doanh nghiệp bất động sản thuộc khối tư nhân có thương hiệu lớn.

Các hoạt động tiếp thị, bán hàng ở khu vực Hà Nội vẫn chưa thực sự diễn ra mạnh mẽ do cơ chế phân phối theo suất mua nhà hoặc theo “quan hệ” vẫn chiếm khá nhiều. Do đó, tiềm năng đất Bắc dành cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đến từ khu vực phía Nam là rất lớn.

Âm thầm Bắc tiến, đại gia dày tiền nằm im chờ thời
Nhu cầu BĐS phía Bắc còn rất lớn (ảnh: D.Anh)

Tháng 9/2019, Phú Mỹ Hưng gây chú ý khi vay khoảng 75 triệu USD để phát triển khu đô thị tại tỉnh Hòa Bình sau khi đã hoàn tất thâu tóm hơn 99% cổ phần của CTCP Đầu tư San Nam Hòa Bình. Dự án này có quy mô hơn 405,7 ha.

Tương tự, địa ốc Phú Long thông qua thương vụ mua lại 50% phần góp vốn của Posco E&C tại dự án Spendora. Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora) là một trong những dự án quy mô lớn nhất được quy hoạch và đầu tư tại phía Tây Thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích lên tới hơn 264ha nằm trên địa bàn các xã An Khánh, Lại Yên, Song Phương, Vân Canh, Hà Nội.

Vốn là chủ đầu tư “nằm vùng” ở thị trường TP HCM với khoảng 70 dự án lớn, nhỏ, mới đây, Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam đã quyết định “Bắc tiến”. Dự án khu đô thị tại TP. Bắc Ninh với quy mô 26,8 ha. Ngoài ra, một dự án khác đang được Him Lam triển khai nằm ở quận Hà Đông. Trước đó, Him Lam cũng từng có dự án Him Lam Thạch Bàn bàn giao năm 2016.

Trong danh sách các chủ đầu tư tiến ra Hà Nội còn có Hưng Thịnh và Thảo Điền dù chưa công bố chính thức dự án. Địa ốc Đất Xanh cũng từng chia sẻ triển khai dự án tại Hà Nội ở phân khúc nhà giá rẻ.

Không dễ sống

Theo khảo sát của đơn vị tư vấn, năm 2019, thị trường sơ cấp có 37.700 căn hộ mới mở bán, tăng 1% so với năm 2018. Tổng giao dịch đạt 39.300 căn, tăng 26% so với năm 2018; tỷ lệ hấp thụ đạt 63%, tăng 7% so với cùng kỳ.

Trong đó, phân khúc hạng B tiếp tục đứng đầu, chiếm 73% tổng lượng giao dịch và đạt tỷ lệ hấp thụ 64%. Dự kiến đến năm 2022, sẽ có hơn 124.000 căn hộ từ 116 dự án sẽ mở bán; trong đó 41.000 căn sẽ gia nhập trong năm 2020.

Mặc dù tiềm năng nhưng thị trường bất động sản Hà Nội không dễ với các đại gia từ miền Nam. Theo các chuyên gia, thói quen của người miền Bắc khác biệt so với miền Nam và nhiều "ông lớn" phía Bắc đang giành nhau thị phần được cho là những vấn đề chủ đầu tư phía Nam phải đối mặt. Nếu như mô hình đô thị áp dụng nguyên mẫu các dự án TP.HCM thì cũng có thể phát sinh lo ngại.

Âm thầm Bắc tiến, đại gia dày tiền nằm im chờ thời
Tiềm năng nhưng không dễ 

Một nhà đầu tư khi khảo sát đất tại khu vực Hà Nội cho biết, khu vực phía Đông và Tây còn rất rộng nhưng giá đất lại quá cao do hạ tầng phát triển không hợp lý. Thay vì đầu tư hạ tầng đồng bộ tất cả các khu vực để giãn dân thì Hà Nội lại đầu tư từng khu vực và khi hạ tầng khu nào vừa có là các chủ đầu tư “xí phần” để làm dự án. Điều này đã làm cho giá đất và giá dự án mỗi ngày một tăng lên chóng mặt.

Thêm vào đó, thị trường bất động sản Hà Nội từ trước đến nay phát triển hoàn toàn dựa trên mối quan hệ, thông tin rất hiếm khi được chủ đầu tư cung cấp một cách minh bạch, do vậy thị trường chủ yếu dựa vào tin đồn, dễ gây tâm lý sốt ảo.

Bên cạnh đó, thông qua mua bán dự án nếu không chiếm phần lớn cổ phần thì việc triển khai cũng sẽ gặp khó khăn. Đơn cử Splendora không có tranh chấp gì lớn, vấn đề bây giờ đang là khác nhau về ý tưởng triển khai dự án. Trong đó, vấn đề nổi cộm là cách thức xử lý hồ điều hòa trung tâm khi Vinaconex và Phú Long đều đang đưa ra những ý tưởng khác nhau.

Quan điểm của nhóm cổ đông An Quý Hưng là giữ nguyên quy hoạch cũ và xây dựng lên đồng thời bổ sung thêm cây xanh và dịch vụ đi kèm. Nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ.

Đại diện một chủ đầu tư cho hay: “Hà Nội đang bỏ ngỏ phân khúc dành cho những người có thu nhập trung bình. Nếu đầu tư vào phân khúc này sẽ có tiềm năng và đây cũng chính là đích ngắm khi tiến quân ra Bắc”. Để thăm dò thị trường, chủ đầu tư này cũng đã có văn phòng tại Hà Nội.

Theo ông, các chủ đầu tư khi “Bắc tiến” trước hết vẫn cần phải tự vận động, chuyên nghiệp hóa các hoạt động đầu tư, tư vấn kinh doanh, để không bị đào thải trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt ở khu vực này.

Duy Khánh

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
30 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
13 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
26 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.