Ấn Độ bất ngờ tăng thuế xuất khẩu 20% khiến hơn 1 triệu tấn gạo 'mắc kẹt' tại cảng

14/09/2022 21:07
Mới đây, để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước, Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã thông báo từ ngày 9/9 sẽ áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo.

Theo thông tin độc quyền của hãng tin Reuters vào ngày 12/9, năm nhà xuất khẩu Ấn Độ cho biết, do bên mua từ chối trả mức thuế xuất khẩu mới tăng lên 20%, việc vận chuyển gạo lên tàu tại các cảng của Ấn Độ đã bị đình trệ và hơn 1 triệu tấn gạo đang "mắc kẹt" tại đây.

 Ấn Độ bất ngờ tăng thuế xuất khẩu 20% khiến hơn 1 triệu tấn gạo mắc kẹt tại cảng - Ảnh 1.

1 triệu tấn gạo đang "mắc kẹt" tại các cảng của Ấn Độ do bên mua từ chối trả thêm thuế. Ảnh: 163.com

B.V. Krishna Rao - Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ (AIREA) - cho biết: "Thuế quan có hiệu lực từ nửa đêm, nhưng bên mua chưa sẵn sàng trả tiền. Chúng tôi đã phải ngừng vận chuyển gạo lên tàu."

Quyết định hạn chế của Ấn Độ được chia thành hai nội dung: ngoài thuế xuất khẩu 20% đối với loại gạo không phải gạo đồ và gạo basmati, việc xuất khẩu gạo tấm cũng bị cấm.

Reuters dẫn lời các thương nhân ước tính rằng, khoảng 750.000 tấn gạo trắng hiện đang bị ùn tắc tại các cảng. Đối với lệnh cấm gạo tấm, Chính phủ Ấn Độ cho phép xuất khẩu các lô hàng đã được giao cho hải quan hoặc nơi tàu neo đậu trước khi có thông báo này. Tuy nhiên, việc vận chuyển gạo lên tàu cần phải được hoàn tất trước ngày 15/9.

Đại diện một công ty thương mại toàn cầu ở New Delhi (Ấn Độ) cho biết, ít nhất 350.000 tấn gạo tấm tại các cảng khác nhau không đáp ứng các tiêu chuẩn này và cũng không thể đưa hàng trở lại nội địa Ấn Độ.

Những người trong ngành cũng tin rằng, các hạn chế hiện tại của Ấn Độ nghiêm ngặt hơn trước đây.

Himanshu Agarwal - Giám đốc điều hành Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ - cho biết, trước đây, trong trường hợp tương tự, Chính phủ Ấn Độ từng miễn trừ cho các hợp đồng có thư tín dụng (LC) và bảo lãnh thanh toán cho đến khi chính sách được thay đổi, nhưng lần này chính phủ không có động thái như vậy.

"Lợi nhuận trong kinh doanh gạo quá mỏng nên các nhà xuất khẩu không thể chịu được mức thuế 20%. Chính phủ nên cho phép xuất khẩu hàng hóa mà thư tín dụng đã được phát hành", ông Agarwal nói.

Theo Reuters, Hiệp hội xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ hiện đã đề nghị chính phủ nước này nới lỏng các hạn chế đối với các chuyến hàng trong giai đoạn chuyển tiếp, với tổng khối lượng 750.000 tấn gạo trắng và 500.000 tấn gạo tấm. Nhưng Bộ Thương mại Ấn Độ vẫn chưa có bình luận về thông tin này.

Năm nay, lượng mưa dưới mức trung bình ở các bang sản xuất gạo lớn của Ấn Độ như Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh đã làm dấy lên lo ngại về sản lượng gạo.

 Ấn Độ bất ngờ tăng thuế xuất khẩu 20% khiến hơn 1 triệu tấn gạo mắc kẹt tại cảng - Ảnh 2.

Một công nhân đang đóng gạo vào ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, vào tháng 5, Ấn Độ đã công bố lệnh cấm xuất khẩu lúa mì.

Hàng tháng, Ấn Độ cũng xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo sang 150 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Senegal, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đối với một số nước châu Phi, Ấn Độ là nhà cung cấp gạo tấm quan trọng; gạo tấm là một loại lương thực chính ở các nước châu Phi này.

Ấn Độ chiếm hơn 40% tổng lượng xuất khẩu gạo toàn cầu, đạt mức kỷ lục 21,5 triệu tấn vào năm ngoái. Những người trong ngành cho rằng, việc giảm xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ làm gia tăng áp lực lên giá lương thực; cùng với các yếu tố như hạn hán, sóng nhiệt và khủng hoảng tại Ukraine sẽ đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo và các mức thuế mới đánh dấu động thái lớn thứ ba của Ấn Độ nhằm hạn chế xuất khẩu lương thực, do lo ngại về nguồn cung giảm và vấn đề lạm phát. Vào tháng 5, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường do lo ngại rằng nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất khắp cả nước. Trước đó, Ấn Độ đã trải qua tháng 3 và tháng 4 nóng nhất trong hơn 100 năm qua.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
5 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
5 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
4 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
3 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
2 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
1 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
1 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
1 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.