Ấn Độ chạy đua với thời gian, chuẩn bị đối phó với làn sóng Covid-19 thứ 3

11/06/2021 10:22
Dù làn sóng dịch bệnh thứ 2 đã thuyên giảm nhưng Ấn Độ vẫn phải phòng ngừa nguy cơ làn sóng thứ 3 ập đến bất ngờ

"Điều tồi tệ nhất chắc chắn đã qua"

Cách đây 2 tháng, Bệnh viện Lok Nayak Jai Prakash Narayan ở thủ đô New Dehli của Ấn Độ không khác gì một chiến trường. Khoảng 1.500 giường bệnh chật kín bệnh nhân và bệnh viện luôn thường trực nguy cơ cạn kiệt oxy.

Hiện giờ, bệnh viện này đã có chỗ cho các bệnh nhân phải nhập viện và có đủ nguồn oxy dự phòng. Ritu Saxena, phó giám đốc bệnh viện không còn dành hàng đêm để chờ đợi cuộc gọi của những gia đình tuyệt vọng, thay vì đó, bà tập trung tăng cường năng lực của bệnh viện để ứng phó với khả năng xảy ra làn sóng Covid-19 thứ 3.

“Điều tồi tệ nhất chắc chắn đã qua”, bà Ritu Saxena cho biết.

Dù làn sóng dịch bệnh thứ 2 đã thuyên giảm nhưng Ấn Độ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều chuyên gia y tế lo ngại, làn sóng Covid-19 thứ 3 có thể tiếp tục bùng phát nếu nước này không thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt.

Chìa khóa cho cuộc chiến chống Covid-19 là thúc đẩy chiến dịch tiêm phòng vaccine và nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế của Ấn Độ, gia tăng nguồn cung oxy, trang thiết bị y tế, xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khỏe từ các khu ổ chuột trong thành phố đến những ngôi làng xa xôi hẻo lánh.

Các nhà sản xuất vaccine của Ấn Độ, đặc biệt là Viện Huyết học, đang chịu sức ép đẩy mạnh năng lực sản xuất để phục vụ nhu cầu cấp thiết trong nước.

Thất bại trong nỗ lực ứng phó có thể dẫn đến hậu quả rất tàn khốc. Trước đó, Ấn Độ dường như bị nhấn chìm trong “trận đại hồng thủy Covid-19”, với số ca tử vong cao kỷ lục hơn 4.500 người/ngày vào thời kỳ đỉnh dịch hồi giữa tháng 5. Hiện tại, mới chỉ 3,5% trong số hơn 1,3 tỷ dân Ấn Độ được tiêm phòng vaccine đầy đủ.

“Chiếc lược ngăn chặn mạnh tay là điều rất cần thiết”

Với Ấn Độ, thời gian không còn nhiều vì làn sóng thứ 3 có thể ập đến bất cứ lúc nào. Phát biểu với báo chí, ông K. VijayRaghavan – cố vấn khoa học của chính phủ Ấn Độ cho biết, làn sóng thứ 3 sẽ là “điều không thể tránh khỏi” khi các biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện nhiều hơn. Song chuyên gia này lưu ý, cường độ của dịch bệnh có thể được giảm bớt nhờ vào các biện pháp mạnh.

“Nó phụ thuộc vào việc các quy định phòng chống dịch được thực hiện như thế nào. Dù rất khó khăn nhưng chúng ta cần phải làm điều đó”, ông VijayRaghavan lưu ý.

Ngày 8/6 vừa qua, Ấn Độ ghi nhận gần 86.500 ca mắc Covid-19 – mức thấp nhất trong 2 tháng qua, dù đây vẫn là con số cao nhất thế giới. Trong tuần này, nhiều doanh nghiệp và cửa hàng tại New Delhi and Mumbai –nơi từng là tâm điểm của cuộc khủng hoảng Covid-19, đã mở cửa trở lại.

Trước đó, Ấn Độ đã mất cảnh giác trước sự tấn công của làn sóng Covid-19 thứ 2, chủ yếu do biến thể virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao gây ra. Các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, thiếu thuốc men và xác chết chất đầy tại các lò hỏa táng hay trôi nổi trên sông Hằng. Tất cả là minh chứng cho sự tàn khốc của cuộc khủng hoảng.

Giridhar Babu, nhà dịch tễ học tại Tổ chức Y tế Công cộng của Ấn Độ nhấn mạnh, một “chiếc lược ngăn chặn mạnh tay là điều rất cần thiết”. “Ngay sau khi phát hiện một ổ dịch mới, chúng ta cần phải giải trình tự gen để xem đó là biến thể cũ hay biến thể mới”.

Theo ông, một biện pháp khác để ngăn ngừa làn sóng dịch bệnh mới là tiêm chủng vaccine với tốc độ nhanh hơn và quy mô lớn hơn. Đến thời điểm hiện tại đã có hơn 230 triệu người dân được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Nhưng ở một quốc gia đông dân như Ấn Độ, con số này chỉ chiếm 18% dân số.

Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Bắt đầu từ ngày 21/6, chính phủ Ấn Độ sẽ chịu trách nhiệm mua 75% nguồn cung vaccine, phần còn lại dành cho khu vực tư nhân. Tất cả những người trưởng thành làm việc trong các cơ quan của chính phủ sẽ được tiêm phòng miễn phí.

Theo các chuyên gia y tế, việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng là điều rất quan trọng đối với Ấn Độ.

Bác sĩ Lancelot Pinto thuộc Bệnh viện Hinduja tại Mumbai cho biết: “Tiêm chủng nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến thể mới. Virus này sẽ tự biến đổi và lây lan giữa những người không được tiêm phòng. Chúng tôi không muốn rơi vào tình huống luôn bị tụt lại phía sau sự phát triển của virus”.

Nhà dịch tễ học Babu cho biết, mục tiêu của Ấn Độ là tiêm phòng đầy đủ cho tất cả những người dễ bị tổn thương, hoặc những người có bệnh lý nền và cố gắng tiêm ít nhất một liều cho tất cả những người trưởng thành. Để đạt được mục tiêu này, Ấn Độ cần 10 triệu liều vaccine mỗi ngày. Đây là một thách thức lớn khi hiện tại nước này mới chỉ phân phối được khoảng 3 triệu liều mỗi ngày.

Sự bất bình đẳng trong việc tiêm chủng đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Trong khi người giàu có thể mua được vaccine tại các bệnh viện tư nhân thì người nghèo phải nỗ lực rất nhiều để đủ tiền chi trả cho việc tiêm phòng hoặc xếp hàng dài để đặt lịch. Còn tại các khu vực nông thôn, tâm lý e ngại tiêm phòng hoặc sự thiếu nhận thức về hiệu quả của vaccine cũng đang tạo ra rào cản lớn.

Chính quyền các bang tại Ấn Độ cũng đang lên những kế hoạch riêng nhằm chuẩn bị với khả năng xảy ra làn sóng dịch bệnh thứ 3 trong những tháng tới. Bang New Maharashtra đã thành lập các lực lượng đặc nhiệm nhi khoa, vì trong làn sóng thứ hai, các bác sỹ cho biết có nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi bị mắc bệnh nặng hơn so với làn sóng thứ nhất.

Thủ đô New Dehli cũng đang lên kế hoạch ứng phó khả năng số ca mắc gia tăng đỉnh điểm 37.000 ca trong một ngày. Hiện, New Dehli đã xây dựng hàng chục nhà máy sản xuất oxy nhỏ và gia tăng công suất dự trữ oxy. Ông Arvind Kejriwal, thủ hiến New Delhi cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là phải chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp làn sóng thứ ba trở nên cực kỳ nguy hiểm”.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.