Động thái này xuất phát từ sáng kiến hàng đầu năm năm của chính phủ Ấn Độ "Make In India", nhằm tìm cách đổi mới đất nước thành trung tâm sản xuất điện tử cho các công ty nước ngoài.
Vào tháng 7, Ấn Độ đã thành lập một ủy ban cấp cao dưới quyền Amitabh Kant, CEO của think tank về chính sách NITI Aayog, để vạch ra kế hoạch xây dựng một nền công nghiệp xuất khẩu điện thoại di động trị giá 110 tỷ USD tại nước này. Ấn Độ muốn thu hút các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc và Việt Nam, hai thị trường mà các công ty và nhà đầu tư ở nước ngoài đang đổ xô đến.
Theo nghiên cứu “Understanding Vietnam: The rising star” của DBS Bank, Việt Nam đã có bước tiến dài, vượt qua không ít khu vực sản xuất điện tử đã được thành lập trước đó để trở thành nhà xuất khẩu điện tử lớn thứ hai tại ASEAN, chỉ sau Malaysia. "Với tốc độ hiện tại, không có gì đáng ngạc nhiên nếu Việt Nam trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu ASEAN những năm tới".
Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ.
Apple gần đây đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm AirPods tại Việt Nam, theo Nikkei. The Information cho biết hai nhà sản xuất tai nghe không dây của Trung Quốc - Goertek và Luxshare đang đàm phán để vay hàng trăm triệu USD từ các ngân hàng để mở rộng sản xuất tại Việt Nam, cùng với rất nhiều cái tên khác như LG, Foxconn,...
Theo Thời báo Kinh tế Ấn Đô, chính phủ đang cân nhắc việc cung cấp một ưu đãi khấu trừ thuế 6%, thay thế cho 4% hiện tại. Scrip thuế là một chứng chỉ có giá trị tiền tệ có thể được sử dụng để trả thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế dịch vụ.
"Ngành công nghiệp hướng tới việc khấu trừ tới 8% thuế nhưng chính phủ đang xem xét con số 6%", tờ Thời báo Kinh tế dẫn lời một quan chức chính phủ cao cấp cho biết.
Tuy nhiên, một quan chức khác nói với tờ báo rằng chính phủ đang thắt chặt các tiêu chí đủ điều kiện và chương trình mới chỉ có thể được cung cấp cho những nhà sản xuất thỏa mãn điều kiện phải phát triển chuỗi cung ứng và hệ sinh thái của họ ở Ấn Độ. Các tiêu chí được cân nhắc bao gồm việc làm được tạo ra, đầu tư được thực hiện, giá bán trung bình của điện thoại và sản xuất.
Ngoài ra, chương trình khuyến khích xuất khẩu mới được cho là sẽ ban hàng đầu năm 2020 vẫn chưa được chính phủ Ấn Độ phê duyệt, khiến các nhà sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu lo lắng. Với các cuộc thảo luận nội bộ mới được báo chí đưa tin, Ấn Độ dường như sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung để xoa dịu mối lo ngại của các đại gia sản xuất như Apple, Samsung Electronics , Oppo, Vivo và OnePlus. Đến bây giờ, các công ty này đã công bố kế hoạch lắp ráp sản phẩm tại Ấn Độ và xuất khẩu sang các thị trường khác.
Quý trước, Apple đã bắt đầu sản xuất những chiếc điện thoại mới nhất của mình bao gồm iPhone XR và cho biết các thiết bị được sản xuất tại Ấn Độ sẽ được xuất khẩu cũng như bán trong nước. Oppo đang tìm cách sản xuất 100 triệu chiếc điện thoại thông minh tại Ấn Độ vào cuối năm 2020 và sử dụng Ấn Độ làm cơ sở xuất khẩu cho Nam Á, Trung Đông và các nước châu Phi.
Vivo đang khai thác xuất khẩu từ đơn vị sản xuất mới của mình tại Greater Noida trong giai đoạn đầu tiên của khoản đầu tư 105 triệu USD được lên kế hoạch cho Ấn Độ. OnePlus gần đây cũng đã bắt đầu xuất khẩu điện thoại thông minh sản xuất tại Ấn Độ sang Mỹ và có thể chuyển đổi Ấn Độ thành trung tâm sản xuất của mình.