Ấn Độ hạn chế công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu của chính phủ

Ấn Độ đã các hạn chế các công ty Trung Quốc đấu thầu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ nước này, mở rộng sự trả đũa kinh tế chống lại Bắc Kinh vì cuộc xung đột biên giới.

Ấn Độ đã các hạn chế các công ty Trung Quốc đấu thầu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ nước này, mở rộng sự trả đũa kinh tế chống lại Bắc Kinh vì cuộc xung đột biên giới.

 

Quy định về thương mại sửa đổi tuần trước của Ấn Độ đang yêu cầu các doanh nghiệp ở các quốc gia có chung đường biên giới với Ấn Độ buộc phải đăng ký với các cơ quan chính quyền liên quan và phải có được sự cho phép của các Bộ ngoại giao và Bộ nội vụ trước khi tham gia đấu thầu cho các hợp đồng.

Điều này áp dụng cho một loạt các doanh nghiệp khu vực công, bao gồm chính quyền tiểu bang, các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước, và quan hệ đối tác công tư.

Mặc dù, Ấn Độ giáp Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Pakistan, Bangladesh và Myanmar, việc miễn trừ chỉ mang ý nghĩa giới hạn phạm vi đối với Trung Quốc và Pakistan, trong đó chỉ có Trung Quốc thực sự tham gia vào các gói thầu của Chính phủ Ấn Độ.

New Delhi cho biết, các biện pháp này nhằm “tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia” của đất nước. Mục tiêu rõ ràng của quy định này là "đóng băng" hoàn toàn các công ty Trung Quốc, loại bỏ các công ty này khỏi khu vực công của Ấn Độ. Động thái này là một phần của cuộc đàn áp đối với những doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ kể từ sau một cuộc đụng độ dọc biên giới khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Ấn Độ hạn chế công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu của chính phủ
Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Ấn Độ

Một bang phía đông Ấn Độ, Bihar, cũng vừa hủy hợp đồng xây cầu trị giá 390 triệu USD bắc qua sông Hằng do có sự tham gia của các công ty Trung Quốc, theo truyền thông địa phương.

Bang Maharashtra cũng đã "đóng băng" 3 khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm cả kế hoạch mua một nhà máy General Motors ở đó do tập đoàn Great Wall Motor tư nhân điều hành.

Ấn Độ cũng đã thắt chặt kiểm tra các lô hàng từ Trung Quốc, khiến các sản phẩm như điện thoại di động bị kẹt tại các cảng.

Việc tăng thuế đối với pin mặt trời cũng đang được xem xét, Ấn Độ đã và đang bổ sung nguồn năng lượng mặt trời để giải quyết tình trạng thiếu điện và làm cho nguồn cung cấp điện trở nên xanh hơn. Nước này nhập khẩu khoảng 80% điện mặt trời từ Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết trong tháng rằng, nước này phải giảm sự phụ thuộc vào thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu, và Chính phủ dự kiến ​​sẽ áp đặt các hạn chế nhập khẩu của một số loại mặt hàng nhằm vào Bắc Kinh.

Tháng trước, Ấn Độ đã cấm 59 ứng dụng từ các công ty Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. Hãng tin PTI đưa tin hôm thứ Hai rằng 47 ứng dụng khác dường như là các ứng dụng nhân bản ứng dụng bị chặn cũng đã bị cấm.

New Delhi đã ngày càng quyết liệt với Bắc Kinh ngay cả trước khi cuộc xung đột biên giới bắt đầu vào tháng Năm. Vào tháng Tư, nước này đã sửa đổi các quy tắc đầu tư trực tiếp nước ngoài để yêu cầu các công ty có trụ sở ở các nước láng giềng phải nhận được sự cho phép của Chính phủ trước khi đầu tư vào các doanh nghiệp Ấn Độ. Giống như các quy tắc thương mại mới, thay đổi này chủ yếu nhắm vào Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu sang Ấn Độ trong năm tài khóa 2019 với 474 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ trong 5 năm cho đến năm tài khóa 2020 đạt tổng cộng 4,3 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với năm năm trước đó.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang xâm nhập vào thị trường Ấn Độ, trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ tiền vào các công ty khởi nghiệp nổi tiếng của Ấn Độ như Paytm.

(Theo Nikkei / Dân Trí)

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
8 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
7 giờ trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
7 giờ trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
7 giờ trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
6 giờ trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.729.981 VNĐ / thùng

66.61 USD / bbl

2.54 %

+ 1.65

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.654.638 VNĐ / thùng

63.71 USD / bbl

2.84 %

+ 1.76

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.566.400 VNĐ / m3

3.65 USD / mmbtu

0.03 %

+ 0.00

Than đá

COAL

2.590.647 VNĐ / tấn

99.75 USD / mt

0.86 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đông Nam Á 'khát' khí đốt
16 giờ trước
Đông Nam Á đang là một trong những thị trường có tiềm năng nhất cho sản phẩm khí đốt tự nhiên cũng như LNG.
Việt Nam bất ngờ trở thành 'cứu tinh' của nước xuất khẩu 'vàng đen' top 1 thế giới: Thuế nhập khẩu 0%, mua gần 10 triệu tấn với giá cực rẻ
17 giờ trước
Mặt hàng này nước ta có trữ lượng top 3 Đông Nam Á.
Trước thời điểm đàm phán thuế quan, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới
22 giờ trước
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết trước thời điểm Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới bước vào đàm phán thuế quan, thị trường hàng hóa diễn biến tương đối tích cực. Tuần giao dịch vừa qua, lực mua áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index tăng hơn 1% lên mức 2.193 điểm…
Chỉ vì giá rẻ, các hãng xe điện Trung Quốc "tự bắn vào chân nhau": Xe mất giá gần nửa, ai mua đầu là thiệt
23 giờ trước
Sự cạnh tranh giữa chính các thương hiệu Trung Quốc đã dẫn đến việc xe bị mất giá liên tục. Việc có quá nhiều thương hiệu để lựa chọn như BYD, Chery, Geely cũng khiến khách "rối não".