Ấn Độ tiết lộ kế hoạch 1,2 nghìn tỷ đô để 'vượt mặt' Trung Quốc

03/10/2022 11:38
Trong một dự án lớn trị giá 100 nghìn tỷ rupee (1,2 nghìn tỷ USD), chính quyền ông Modi sẽ tạo ra một cổng thông tin đặc biệt.

Tại Ấn Độ, một nửa số dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn và 1/4 số dự án lại vượt quá ngân sách ước tính. Thủ tướng Narendra Modi cho rằng công nghệ là giải pháp cho những vấn đề đã kéo dài lâu năm nay.

Trong một dự án lớn trị giá 100 nghìn tỷ rupee (1,2 nghìn tỷ USD), có tên là PM Gati Shakti (tiếng Hindi có nghĩa là sức mạnh của tốc độ), chính quyền ông Modi sẽ tạo ra một nền tảng kỹ thuật số với sự hợp tác của 16 bộ. Cổng thông tin này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp giải pháp thông tin quan trọng để thiết kế các dự án, phê duyệt liền mạnh và đưa ra ước tính về chi phí dễ dàng hơn.

Amrit Lal Meena – thư ký đặc biệt về logistics của Bộ Thương mại và Công nghiệp, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại New Delhi: “Nhiệm vụ của chúng tôi là thực hiện các dự án mà không bị vượt thời gian và chi phí. Mục tiêu của chúng tôi là các doanh nghiệp toàn cầu đang lựa chọn Ấn Độ làm trung tâm sản xuất.”

Ấn Độ tiết lộ kế hoạch 1,2 nghìn tỷ đô để vượt mặt Trung Quốc - Ảnh 1.

Các dự án được theo dõi sát sao sẽ mang lại lợi thế cho Ấn Độ, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc gần như vẫn chưa mở cửa với thế giới và các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm kiếm các quốc gia khác để mở rộng nguồn cung ứng. Nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á không chỉ mang đến cho các doanh nghiệp lao động rẻ mà còn sở hữu nguồn nhân tài lớn, bao gồm phần lớn lao động nói tiếng Anh dù cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Anshuman Sinha – chủ tịch Kearney India – doanh nghiệp hàng đầu ngành vận tải và vận hành cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ, cho hay: “Gati Shakti giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc lưu chuyển hàng hóa và các thành phần khác được sản xuất ở khắp Ấn Độ.”

Theo Sinha, các trụ cột chính của dự án là xác định khu vực sản xuất mới và liên kết với mạng lưới đường sắt, cảng và sân bay của đất nước. Ông nói thêm: “Gati Shakti được tạo thành từ việc xác định các khu sản xuất và củng cố mạng lưới logistics nhằm kết nối các ‘nút’ đó.”

Ngoài ra, việc giảm bớt những quy tắc rườm rà nhờ giải pháp công nghệ cũng là điều quan trọng để Ấn Độ giải quyết các dự án cơ sở hạ tầng đang bị đình trệ. Trong số 1.300 dự án mà cổng thông tin thuộc Gati Shakti hiện đang giám sát, gần 40% đã bị trì hoãn do nhiều vấn đề liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng rừng và môi trường, khiến chi phí vượt ngân sách. Ít nhất, 422 dự án đều có vấn đề và cổng thông tin này đã giải quyết cho khoảng 200 dự án trong đó.

Ví dụ, sử dụng Gati Shakti sẽ giúp chính phủ sử dụng công nghệ để đảm bảo con đường mới xây dựng sẽ không bị đào lại để lắp cáp điện thoại hay đường ống dẫn khí đốt, theo một cơ quan chính phủ Ấn Độ. Kế hoạch dự kiến sẽ mô hình hóa các dự án cơ sở hạ tầng theo cách châu Âu đã làm sau Thế chiến II hoặc những gì Trung Quốc đã thực hiện từ năm 1980 đến 2010, nhằm nâng cao “chỉ số cạnh tranh”.

Ông Modi cho biết trong bài phát biểu giới thiệu về dự án cho biết: “Hiện tại, Ấn Độ cam kết thúc đẩy đầu tư nhiều hơn để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và đang từng bước nhằm đảm bảo các dự án không gặp trở ngại hay bị trì hoãn. Cơ sở hạ tầng chất lượng là chìa khóa để khởi động một số hoạt động kinh tế và tạo việc làm. Nếu không có cơ sở hạ tầng hiện đại, Ấn Độ không thể phát triển toàn diện.”

Ấn Độ tiết lộ kế hoạch 1,2 nghìn tỷ đô để vượt mặt Trung Quốc - Ảnh 2.

Theo Bộ Thống kê và Triển khai Chương trình (MOSPI), trong tháng 5, Ấn Độ có tổng cộng 1.568 dự án, trong đó có 721 dự án chậm tiến độ, còn 423 dự án có chi phí vượt mục tiêu ban đầu.

Kể từ khi điều hành đất nước vào năm 2014, ông Modi đã đẩy mạnh chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để tạo ra việc làm mới và hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch. Ông đã đạt được một số thành công ban đầu.

Apple hiện có kế hoạch bắt đầu sản xuát iPhone 14 ở Ấn Độ, khoảng 2 tháng sau khi dòng điện thoại mới nhất được xuất xưởng ở Trung Quốc. Samsung cũng mở nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại quốc gia này vào năm 2018. Ola Electric Mobility cam kết xây dựng nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất thế giới ở quốc gia này.

Meena cho hay, chính phủ Ấn Độ cũng đang sư dụng cổng thông tin Gati Shakti để xác định những vấn đề về cơ sở hạ tầng trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của quá trình kết nối. Họ đang ưu tiên 196 dự án để lấp các khoảng trống và tăng khả năng kết nối trong hoạt động vật chuyển than, thép và thực phẩm. Bộ Giao thông và Đường bộ Ấn Độ đang sử dụng cổng thông tin để thiết kế 11 dự án trong kế hoạch trị giá 106 tỷ USD, xây dựng 83.677 km đường vào năm 2022.

Tham khảo Bloomberg 

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
13 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
13 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
16 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
19 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.