An Phát Holdings chính thức có mặt trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung

01/04/2019 11:20
Vừa cách đây 2 năm, Tập đoàn An Phát Holdings (APH) gần như chỉ được biết đến là là doanh nghiệp sản xuất bao bì màng mỏng (túi nilon) với công ty thành viên chủ chốt là An Phát Plastic (Mã CK: AAA).

Với một loạt động thái tái cấu trúc mạnh mẽ, năm 2018, doanh nghiệp này chính thức chuyển sang mô hình Tập đoàn đồng thời lĩnh vực kinh doanh đã mở rộng, trong đó có kế hoạch lấn sân sang ngành công nghiệp phụ trợ. Chỉ sau hơn 1 năm, APH đã thu được kết quả lớn với việc An Trung Industries, công ty thành viên của Tập đoàn này đã chính thức trở thành nhà cung ứng cấp 2 cho nhà máy Samsung Việt Nam, chuyên cung cấp linh kiện nhựa cho mảng sản xuất điện thoại.

Công nghiệp phụ trợ: "miếng ngon" nhưng khó "nhằn"

Còn nhớ, cách đây không lâu câu chuyện về việc không một công ty nào của Việt Nam có thể cung cấp nổi "một con ốc" cho Samsung từng làm dậy sóng dư luận vì nó cho thấy sự yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cả nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát năm 2017 của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thì tỷ lệ cung ứng nội địa ở Việt Nam là 33,2%, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan.

Bà Trương Thị Chí Bình- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho rằng, đa số các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam khá cởi mở với các nhà cung cấp trong nước, nhưng đa số doanh nghiệp nội địa lại không đáp ứng được yêu cầu của họ.

"Để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần đầu tư máy móc hiện đại, có quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện và luôn đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng" – Bà Bình chia sẻ.

Hay nói một cách khác, để trở thành nhà cung ứng cấp 1, doanh nghiệp nhất định phải đạt 3 yêu cầu bao gồm: Chất lượng – Giá cả -Thời gian (giao hàng)

Đặc biệt với lĩnh vực điện tử để "chen chân" được vào chuỗi cũng ứng thì ngoài những yếu tố trên thì "sức khỏe" tài chính của doanh nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, để tham gia cung ứng linh kiện, bản mạch,… cần đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và điều này không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được.

Chính vì thế cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam được tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu luôn là tiềm năng.

APH và tin vui đột biến trở thành nhà cung cấp của Samsung

Và vào ngày cuối cùng của tháng 3 này, nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đón nhận một tin vui đó là: An Trung Industries - Công ty thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings (APH) chính thức trở thành nhà cung ứng cấp 2 cho Samsung, chuyên cung cấp linh kiện nhựa cho mảng sản xuất điện thoại Samsung.

An Phát Holdings chính thức có mặt trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung - Ảnh 1.

Ông Cho Chang Hyun, CEO Elentec & ông Mẫn Chí Trung, CEO AN Trung Industries kí kết văn bản về việc An Trung tham gia chuỗi cung ứng của Samsung

Theo đó, An Trung Industries sẽ chính thức cung ứng linh kiện cho Elentec bắt đầu tháng 3/2019 (Elentec hiện nay là vendor cấp 1 của Samsung). Các linh kiện này sẽ được sử dụng trực tiếp cho công đoạn sản xuất điện thoại của Samsung, góp phần đưa sản phẩm "made-in-Vietnam" chất lượng toàn đến với khách hàng trên toàn thế giới. Lễ kí kết hợp đồng cung ứng giữa An Trung Industries và Elentec vừa được thực hiện vào hôm qua, 31/03.

Quá trình trở thành nhà cung ứng cho Samsung của An Trung Industries được thực hiện liên tục trong hơn 1 năm, bắt đầu từ đầu năm 2018 với sự đầu tư rất nghiêm túc và nỗ lực không mệt mỏi của Công ty và APH.

Tiêu chí tuyển chọn nhà cung cấp của Elentec và Samsung đưa ra là: Chất lượng – Giá cả - Thời gian. Để vượt qua 3 tiêu chí này, APH và An Trung Industries đã có sự cải tổ chưa từng thấy về nguồn vốn, cơ sở vật chất và cả bộ máy tổ chức.

Ông Mẫn Chí Trung - Tổng Giám đốc An Trung Industries cho biết: "Trở thành nhà cung cấp cho bất kì một khách hàng nào cũng là một điều rất khó khăn nhưng cho Samsung còn khó khăn hơn gấp bội vì đây là tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất điện thoại, họ yêu cầu cực kì cao về chất lượng sản phẩm, toàn bộ nhà máy chúng tôi phải dốc sức phấn đấu đến 200% sức lực để có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy…"

Trong thời gian ngắn, với sự hỗ trợ về chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên gia Samsung và Elentec, nhà máy An Trung Industries đã được thay mới, bổ sung nhiều máy móc hiện đại, qui trình quản lý được nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn về ISO, giảm thiểu tỉ lệ lỗi…. Kết quả kiểm định cuối cùng từ Samsung cho thấy, An Trung Industries đã vượt qua được tất cả các tiêu chuẩn toàn cầu do hãng này đặt ra dành cho hệ thống nhà cung cấp.

Chia sẻ sau buổi lễ kí kết, ông Cho Chang Hyun, Tổng Giám đốc Elentec Việt Nam cho biết "Tôi đánh giá rất cao sự quan tâm và đầu tư nghiêm túc của APH dành cho An Trung, chính bởi vậy, An Trung đã có thể đạt được kết quả lớn như ngày hôm nay"

An Phát Holdings chính thức có mặt trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung - Ảnh 2.

Sản xuất tại nhà máy An Trung Industries

Việc An Trung Industries trở thành nhà cung cấp của Samsung là bước tiến hiện thực hóa quyết tâm của Tập đoàn APH khi gia nhập vào ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là mảng nhựa kỹ thuật.

Tận dụng thế mạnh là Tập đoàn nhựa hàng đầu Đông Nam Á với hệ sinh thái doanh nghiệp khép kín, lấy nhựa làm mảng kinh doanh cốt lõi, từ năm 2018, APH đã dịch chuyển chiến lược sang mảng công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào 2 hoạt động chính:

Thứ nhất, đầu tư và phát triển sản xuất nội tại, nỗ lực tạo ra các sản phẩm chuẩn mực và đạt tiêu chuẩn toàn cầu nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng.

Thứ hai, gia tăng giá trị công ty bằng các dự án hiệu quả.

Theo đó, trong hơn 1 năm qua, APH đã liên tục đầu tư vào 3 dự án lớn trong lĩnh vực phụ trợ là: Mua lại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (HPC - Mã chứng khoán NHH); Hợp tác với Vinfast thành lập Công ty TNHH Linh kiện nhựa Ô tô Vinfast- An Phát (VAPA) và tăng qui mô đầu tư vào An Trung Industries.

Được biết, HPC là doanh nghiệp nổi tiếng chuyên cung cấp phụ tùng ô tô xe máy cho các hãng lớn như Toyota, Honda, Piaggio hay linh kiện điện tử cho Panasonic, LG… VAPA được định hướng sản xuất linh kiện nhựa ô tô và An Trung Industries sẽ tập trung vào nhóm ngành điện - điện tử…Cả 3 Công ty và dự án này sẽ được APH tăng cường giá trị và qui mô đầu tư trong năm 2019 này.

Điều này cũng thể hiện rõ tham vọng của APH trong việc quyết tâm trở thành "nhà cung cấp số 01 ngành nhựa" bên cạnh vị thế là nhà xuất khẩu bao bì màng mỏng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.

Nhà máy An Trung Industries được đầu tư 400 tỉ đồng, có diện tích 13.000 m2 với 42 dây chuyền sản xuất, toàn bộ đều được nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, An Trung Industries tập trung sản xuất chủ yếu các sản phẩm linh kiện nhựa kĩ thuật với sản lượng khoảng 9.000.000 sản phẩm/tháng.

Hiện tại, nhà máy An Trung Industries được đặt tại KCN An Phát Complex (tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Đây là dự án bị bỏ hoang hơn 10 năm và đã được APH mua lại từ đối tác Đài Loan với giá gần 800 tỉ đồng. Sau khi về tay APH, An Phát Complex đã có sự thay đổi ngoạn mục về cơ sở vật chất, hạ tầng và triển vọng tương lai. Theo chiến lược, An Phát Complex sẽ trở thành địa điểm tập trung công nghệ sản xuất, R&D hiện đại và nơi đây sẽ được đẩy mạnh khai thác cho mảng bất động sản công nghiệp.

Chiến lược mục tiêu của An Trung Industries là tập trung mạnh vào nhóm khách hàng mảng điện- điện tử nhằm cung cấp các sản phẩm vốn là thế mạnh chủ lực của Công ty. Ngoài Samsung, hiện nay, An Trung có khoảng 10 khách hàng lớn khác, bao gồm các Công ty đa quốc gia và doanh nghiệp Việt nổi tiếng, chủ yếu thuộc lĩnh vực điện - điện tử.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
44 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
31 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
19 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.