Hãng thông tấn trung ương Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin, gần 1 tuần sau khi đập thủy điện Lý Gia Hiệp (Lijiaxia) ở thượng nguồn sông Hoàng Hà (thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) tiến hành xả lũ , một con đập khác ở vùng trung lưu của sông này cũng bước vào giai đoạn kiểm soát lũ .
Cụ thể, hãng tin này đã đăng tải những bức ảnh chụp vào ngày 15/7 cho thấy đập Thủy điện Tam Môn Hiệp mở cửa xả lũ, để đảm bảo khả năng đối phó đợt lũ từ thượng nguồn.
Sau đây là những hình ảnh do Tân Hoa Xã ghi lại vào ngày 15/7 vừa qua:
Đầu thập niên 1950, chính phủ Trung Quốc đã mời các chuyên gia Liên Xô tới tư vấn về dự án trị thủy trên sông Hoàng Hà. Vào tháng 9/1960, Tam Môn Hiệp - đập thủy điện đầu tiên trên con sông này đã hoàn thành. Ảnh: Tân Hoa Xã
Với sức chứa hơn 16 tỉ m3 nước, đập Tam Môn Hiệp là dự án đầy tham vọng của Trung Quốc. Tuy nhiên, con đập này cũng gây nhiều tranh cãi sau khi chính thức đi vào hoạt động. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đến năm 1961, 800.000 mẫu ruộng lúa hai bên bờ sông bị ngập, đe dọa thành phố Tây An và khiến người dân cả một huyện phải di dời. Những năm sau đó, dòng chảy của sông Hoàng Hà tiếp tục bị gián đoạn và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn; tình trạng ngập lụt và khô hạn diễn ra bất thường. Ảnh: Tân Hoa Xã
Năm 2004, Giáo sư Zhang Guangdou, một nhân vật nổi tiếng trong ngành thủy lợi tại Trung Quốc, đã thẳng thắn lên tiếng rằng đập Tam Môn Hiệp là "một sai lầm". Ảnh: Tân Hoa Xã
Trước đó, nhà khoa học thủy lợi quá cố Hoàng Vạn Lý từng đặt vấn đề rằng sông Hoàng Hà có nhiều phù sa, và đặc điểm này không phù hợp với công trình thủy lợi do các chuyên gia Liên Xô đề xuất. Thực tế, theo trang SMH (Australia), 4 năm sau khi được đưa vào hoạt động, đập Tam Môn Hiệp đã mất 40% khả năng trữ nước vì phù sa khiến các tuabin do Liên Xô chế tạo bị tắc nghẽn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Đến thập niên 1970, Trung Quốc đã phải chi 1,2 triệu USD để tu sửa và thông các cống ngầm để giải phóng phù sa. Một kỹ sư thủy lợi người Trung Quốc ở nước ngoài từng tiết lộ rằng chi phí xây dựng đập thủy điện này đã lớn, các loại phí cải tạo, tu sửa và đền bù thiệt hại kinh tế trong khu vực do con đập này gây ra còn lớn hơn gấp nhiều lần. Đến nay, đập Tam Môn Hiệp vẫn là một công trình gây tranh cãi. Ảnh: Tân Hoa Xã