Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt

22/08/2022 08:38
Hãng tin CNN (Mỹ) đã công bố những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, biến đổi khí hậu đang 'ăn mòn' các con sông.

Tình trạng thiếu mưa và những đợt nắng nóng không ngừng đang làm khô cạn các dòng sông ở Mỹ, châu Âu, châu Á và Trung Đông. Nhiều dòng sông đang bị thu hẹp cả về chiều dài cũng như chiều rộng. Những khúc sông khô cạn nhô lên khỏi mặt nước là cảnh thường thấy. Thậm chí có những dòng sông trơ đáy, không còn tác dụng của một dòng chảy.

Sông Colarado

Bờ sông Colorado đang khô cạn dần trong bối cảnh miền Tây nước Mỹ trải qua đợt hạn hán lịch sử. Con sông này được duy trì bởi hai trong số các hồ chứa lớn nhất nước Mỹ và để bảo vệ lưu vực sông, chính phủ Mỹ đã thực hiện cắt nước bắt buộc và yêu cầu các bang đưa ra các kế hoạch hành động bổ sung .

Một trong những hồ chứa đó, Hồ Mead, đang bị thu hẹp kích thước khi mực nước giảm xuống trạng thái "hồ chết" - tại điểm này, hồ chứa sẽ không đủ nước để xả xuống hạ lưu thông qua một con đập. Mực nước của nó đã có xu hướng giảm từ năm 2000, nhưng đã giảm mạnh hơn kể từ năm 2020. Mực nước hồ xuống thấp đến mức trong năm qua đã có rất nhiều phát hiện gây sốc. Khủng hoảng nguồn nước sông Colorado tạo ra đe dọa rất lớn đối với khoảng 40 triệu người ở bảy bang của Mỹ và Mexico, vốn sống dựa vào nước của con sông để sinh hoạt, làm nông nghiệp và sản xuất điện.

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 1.

Sông Colarado năm 2000. Ảnh: CNN

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 2.

Sông Colarado năm 2022. Ảnh: CNN

Sông Dương Tử

Sông Dương Tử (Trung Quốc) đang khô cạn và lòng sông đang trồi lên ở một số khu vực. Nhiều nhánh sông của Dương Tử khô cạn nặng nề. Trung Quốc đã phải công bố cảnh báo hạn hán trên toàn quốc lần đầu tiên sau 9 năm.

Tác động từ việc sông Dương Tử giảm mực nước là rất lớn. Tại Tứ Xuyên, một tỉnh với 84 triệu dân, thủy điện chiếm khoảng 80% công suất điện. Phần lớn đến từ sông Dương Tử, và khi dòng chảy của nó chậm lại, sản lượng điện đã giảm dần, khiến chính quyền địa phương phải ra lệnh đóng cửa tất cả các nhà máy trong sáu ngày. Theo hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã, Tứ Xuyên đang chứng kiến lượng mưa chỉ bằng một nửa so với bình thường và một số hồ chứa đã cạn kiệt hoàn toàn.

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 3.

Sông Dương Tử 2021. Ảnh: CNN

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 4.

Sông Dương Tử 2022. Ảnh: CNN

Sông Rhine

Sông Rhine bắt đầu từ dãy Alpes Thụy Sĩ, chảy qua Đức và Hà Lan và sau đó đổ ra Biển Bắc. Đây vốn một kênh quan trọng đối với vận chuyển của châu Âu, nhưng hiện tại, nó đã trở thành ác mộng.

Nhiều đoạn lòng sông đã nhô lên trên mặt nước, có nghĩa là những con tàu cố đi qua sông này sẽ phải vượt qua một loạt chướng ngại vật, khiến thời gian di chuyển bị đình trệ.

Sông Rhine có nhiều đồng hồ đo khác nhau ở nhiều địa điểm. Tại Kaub, Đức, mực nước đã giảm xuống thấp còn 32 cm. Điều này khiến chi phí vận chuyển trở nên đắt đỏ hơn và người tiêu dùng chính là người phải chịu chi phí đó.

Các phần của lòng sông đã nổi lên trên mặt nước, có nghĩa là những con tàu cố gắng vượt qua nó phải len lỏi xung quanh một loạt chướng ngại vật, làm chậm toàn bộ quá trình.

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 5.

Sông Rhine năm 2021. Ảnh: CNN

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 6.

Sông Rhine năm 2022. Ảnh: CNN

Sông Po

Sông Po chảy qua miền bắc Italia và chảy theo hướng đông, đổ vào biển Adriatic. Nó được "nuôi dưỡng" bởi tuyết vào mùa đông trên dãy Alpes và lượng mưa lớn vào mùa xuân. Thông thường, lũ lụt kinh hoàng là một vấn đề được nhắc tới nhiều nhất của con sông này.

Nhưng bây giờ, Po trông rất khác. Mùa đông ở miền bắc Italia khô hạn nên ít tuyết dẫn đến ít nước, mùa xuân và mùa hè cũng khô cạn khiến khu vực này rơi vào đợt hạn hán tồi tệ nhất trong bảy thập kỷ qua. Nó cạn kiệt đến nỗi một quả bom thời Thế chiến II gần đây đã được tìm thấy.

Một vấn đề lớn nữa là hàng triệu người dựa vào Po để kiếm sống, chủ yếu là nông dân. Khoảng 30% thực phẩm của Italia được sản xuất dọc theo sông Po, và một số mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng nhất của nước này, như pho mát Parmesan, cũng được sản xuất ở đây.

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 7.

Sông Po năm 2021. Ảnh: CNN

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 8.

Sông Po năm 2022. Ảnh: CNN

Sông Loire

Loire ở Pháp duy trì một thung lũng với những vườn nho sản sinh ra một số loại rượu vang nổi tiếng nhất thế giới. Con sông trải dài hơn 600 dặm và được coi là con sông hoang dã cuối cùng của Pháp, hỗ trợ các hệ sinh thái đa dạng sinh học trên khắp thung lũng, phần lớn trong số đó được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc bảo vệ.

Nhiều đoạn sông khá nông nhưng mực nước và dòng chảy của nó có thể thay đổi nhanh chóng theo thời tiết, nhất là khi tuyết tại đầu nguồn tan chảy. Tuy nhiên, một số đoạn khô cạn đến mức người dân có thể đi bộ qua.

Hình ảnh vệ tinh chụp thị trấn Saumur của Pháp cho thấy, đất trong thung lũng hầu hết là màu nâu và khô héo — một năm trước, chúng là một màu xanh tươi tốt. Các nhà chức trách đang nỗ lực xả nước từ đập vào sông, chủ yếu để đảm bảo có đủ nước làm mát bốn nhà máy điện hạt nhân dọc sông.

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 9.

Sông Loire năm 2021. Ảnh: CNN

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 10.

Sông Loire năm 2022. Ảnh: CNN

Sông Danube

Danube là con sông dài nhất Tây Âu và là kênh vận chuyển quan trọng đi qua 10 quốc gia. Ở Romania, Serbia và Bulgaria, các công nhân đang nạo vét sông chỉ để đảm bảo tàu thuyền vẫn có thể di chuyển.

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 11.

Sông Danube năm 2021. Ảnh: CNN

Ảnh từ vệ tinh: Các con sông trên thế giới đang khô cạn vì thời tiết khắc nghiệt - Ảnh 12.

Sông Danube năm 2022. Ảnh: CNN

Danube không ở trong tình trạng tồi tệ như một số con sông khác của châu Âu, nhưng các quốc gia như Hungary vốn phụ thuộc vào sông Danube làm du lịch đã cảm nhận rõ ràng những tác động tiêu cực từ việc Danube giảm mực nước.

Một số tàu du lịch không thể đi qua các đoạn sông hoặc thậm chí đến được Hungary. Theo Tổng cục Du lịch Hungary, một con tàu trung bình 1.600 tấn hiện chỉ có thể đi qua lưu vực sông ở Hungary mà không có hàng hóa.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.