Áp lực lạm phát, bong bóng tài sản vẫn đè nặng nền kinh tế

05/06/2021 08:14
Việt Nam đã trở thành điểm sáng hiếm hoi của tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhờ những phản ứng chính sách kinh tế nhanh chóng và phù hợp. Tuy nhiên, dư địa tiền tệ không còn nhiều nên nền kinh tế luôn phải đối mặt với sức ép tiềm ẩn về lạm phát hoặc bong bóng tài sản.

Chính sách tài khóa, nợ công hiệu quả, linh hoạt

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard&Poor’s Global Ratings (S&P) đã đưa ra báo cáo đánh giá về Việt Nam, trong đó, giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, và nâng triển vọng của Việt Nam từ Ổn định lên Tích cực. Theo đánh giá của S&P, tiếp theo mức tăng trưởng GDP năm 2020 thuộc nhóm cao nhất trên toàn cầu, đồng thời ghi nhận kết quả tài khóa, nợ công tiếp tục giữ vững tính hiệu quả và linh hoạt, góp phần hỗ trợ kiểm soát đại dịch.

Như vậy, kể từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực.

Những kết quả này khẳng định sự đánh giá cao của các tổ chức xếp hạng đối với thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc quyết tâm cao, điều hành quyết liệt để thực hiện “mục tiêu kép”: Vừa phục hồi và phát triển kinh tế, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, rõ ràng, trong bối cảnh dịch Covid-19 tàn phá nặng nề kinh tế thế giới, các tổ chức quốc tế vẫn đánh giá cao triển vọng tín nhiệm của Việt Nam là điều rất đáng mừng. Việc xếp hạng tín nhiệm này quan trọng với Việt Nam không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà cả trong dài hạn để giúp Việt Nam thu hút được nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư chất lượng với chi phí hợp lý.

“Bên cạnh nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ linh hoạt với nhiều cơ chế mở cùng mặt bằng lãi suất phù hợp, việc kiểm soát tốt lạm phát, kinh tế phục hồi và tăng trưởng tốt... là những yếu tố để kỳ vọng Việt Nam tiếp tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng hạng, tạo tiền đề để đạt được những thành quả tốt hơn”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định.

Vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn biến phức tạp, nhiều ý kiến đề nghị nên nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc nới lỏng chính sách tiền tệ rất khó thực hiện trong bối cảnh áp lực lạm phát đang ngày càng lớn khi mà giá nhiều mặt hàng nguyên vật liệu như xăng dầu, sắt thép, thức ăn chăn nuôi… liên tục tăng giá trong thời gian gần đây.


TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, việc nới lỏng chính sách tiền tệ không chỉ tạo áp lực lên lạm phát mà còn gây hệ lụy rủi ro tài chính, ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.

“Bên cạnh hướng đến đạt mục tiêu kép, yếu tố quan trọng nhất là phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục phải linh hoạt khéo léo, theo dõi chặt chẽ, bám sát diễn biến của nền kinh tế để đưa ra quyết định chính xác”, TS. Võ Trí Thành khuyến nghị.

TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, muốn hồi phục nền kinh tế thì điều kiện tiên quyết là phải sớm khống chế được dịch bệnh. Thậm chí, có thể xem xét cân đối điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng thấp hơn một chút so với kỳ vọng nếu dịch bệnh còn diễn ra phức tạp để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Cùng quan điểm, PGS. TS. Tô Trung Thành, Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã có những phản ứng chính sách kinh tế nhanh chóng và phù hợp, nhờ đó, Việt Nam đã trở thành điểm sáng hiếm hoi của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm qua. Tuy nhiên, do dư địa tiền tệ không có nhiều và càng trở nên hạn hẹp trong thời kỳ xảy ra đại dịch nên nền kinh tế luôn phải đối mặt với sức ép tiềm ẩn về lạm phát hoặc bong bóng tài sản.

“Những rủi ro này nếu xảy ra sẽ không chỉ làm gia tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội mà còn hướng nguồn lực của nền kinh tế rời xa các hoạt động sản xuất đem lại vật chất, đem lại sự thịnh vượng cho xã hội trong tương lai”, PGS. TS. Tô Trung Thành lo ngại.

Do đó, PGS. TS. Tô Trung Thành cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại cả trong nước và trên thế giới.

“Chính sách tài khóa cần phải chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Ưu tiên cao nhất là hỗ trợ những người mất việc làm, kể cả khu vực chính thức và phi chính thức. Tiếp đến là các hỗ trợ về chi phí đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đầu tư công chỉ nên tập trung và đẩy nhanh vào các dự án trọng điểm quốc gia đã có kế hoạch. Các dự án đầu tư không thiết yếu ở các địa phương cần được chấn chỉnh”, PGS. TS. Tô Trung Thành khuyến cáo./.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
33 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
14 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
34 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.