“Áp lực lạm phát của Việt Nam ít hơn các nước”

08/06/2022 15:39
Trước băn khoăn của ĐBQH về việc “nhập khẩu hàng hóa cũng là nhập khẩu lạm phát” và việc giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có thể khiến lạm phát tăng cao, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, Việt Nam tự chủ được lương thực, thực phẩm vốn chiếm 40% rổ hàng hóa, nên áp lực lạm phát ít hơn.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc diễn ra sáng nay (8/6), đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết, lạm phát trên thế giới đang tăng rất nhanh, trong khi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, vật tư đầu vào rất lớn.

"Nhập khẩu hàng hóa cũng là nhập khẩu lạm phát. Thêm vào đó, Việt Nam đang giải ngân gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, nghĩa là tăng thêm tiền vào nền kinh tế, thêm áp lực lạm phát. Bộ trưởng có giải pháp gì kiềm chế lạm phát thời gian tới?", ông Cường hỏi.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, lạm phát đang là vấn đề hết sức nóng và cần tập trung chống lạm phát để đảm bảo phát triển và an sinh xã hội.

Hiện trên thế giới lạm phát đã là 8,3%, châu Âu 8%, Singapore 5,4%... còn Việt Nam là 2,25%. Nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng với thế giới, nguồn nguyên vật liệu chưa sản xuất được, phụ thuộc nước ngoài. Giá nguyên vật liệu nước ngoài tăng đương nhiên kéo theo giá nguyên vật liệu trong nước cũng sẽ đi lên, kéo theo lạm phát, như xăng dầu, thép, phân bón...

Nhưng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Việt Nam tự chủ được lương thực thực phẩm vốn chiếm 40% rổ hàng hóa, nên áp lực lạm phát ít hơn.

"Đây cũng là thời điểm vàng để chúng ta bứt phá phát triển. Nếu ta tận dụng được cơ hội này chắc chắn sẽ bật lên. Các nước lạm phát cao nhưng Việt Nam có độ trễ và tự chủ được tiêu dùng trong nước", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhận định.

Về giải pháp, Tư lệnh ngành Tài chính cho hay, giải pháp về tiền tệ, thu tiền trong lưu thông về, bằng các biện pháp về lãi suất, phát hành công cụ khác... Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này. Đồng thời, cần thực hiện chính sách tài khóa vừa giảm thuế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi đầu tư, chi thường xuyên; quản lý chặt giá cả; thực hiện đúng luật Giá.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, đột phá vào cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số.

"Cốt lõi của nền kinh tế không chỉ ở chính sách tài khóa, tiền tệ mà cơ bản các chính sách này phải hướng đến doanh nghiệp, người dân. Người dân, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có thu nhập, GDP tăng, thu nhập tăng, giải quyết được việc làm, có cuộc sống tốt thì sẽ giữ vững được chính sách về tài khóa, tiền tệ và cả thị trường chứng khoán", Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.

Vì vậy, mọi thủ tục hành chính, chuyển đổi số, tiến bộ khoa học công nghiệp phải dồn cho người dân, doanh nghiệp để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả "là giải pháp căn cốt nhất để chống lạm phát tốt nhất".

Tham gia giải trình cùng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, đặc biệt nhập khẩu trên GDP chiếm 100%. Có nghĩa là, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, nên chịu áp lực lạm phát.

Chính phủ đang chỉ đạo các bộ ngành, trong đó có chính sách tiền tệ, tài khóa cần kết hợp chặt chẽ. Những tháng đầu năm 2022, Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát với 2,25%. Qua phân tích, mức tăng này liên quan đến giá hàng hóa thế giới. Còn với góc độ điều hành, các gói trong chương trình phục hồi kinh tế chưa giải ngân. Thời gian tới, khi các gói này đưa ra cũng sẽ tác động đến lạm phát.

Theo bà Hồng, từ nay đến cuối năm, chính sách tiền tệ phải thực hiện theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô và các gói giải ngân để đưa ra giải pháp thực tiễn. Bởi chính sách tiền tệ là chính sách ngắn hạn. Trong kiểm soát lạm phát, điều quan trọng là phải phối hợp giữa chính sách tiền tệ tài khóa và chính sách kiểm soát giá.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông qua Ban chỉ đạo điều hành giá, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành phân tích sát những diễn biến, nguyên nhân của lạm phát để đưa ra những kết hợp chính sách phù hợp./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
25 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
12 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
37 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
29 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.