Áp lực từ làn sóng dịch thứ hai khiến các quốc gia kéo dài thời gian đóng cửa nền kinh tế

29/07/2020 17:36
Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội sau làn sóng dịch đầu tiên. Hiện tại, những quốc gia này lại đang phải đối mặt với làn sóng dịch thứ hai. Vì vậy, khi virus vẫn đang lan rộng, chúng ta không thể trở lại cuộc sống bình thường.

Tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần trở nên rõ ràng hơn. Khi đại dịch mới bắt đầu, nhiều tranh cãi đã nổ ra về việc đóng cửa nền kinh tế, về tính bảo đảm của các biện pháp phòng dịch cũng như các chi phí liên quan.

Hiện tại, người dân các nước đã nhận ra chỉ khi việc đóng cửa nền kinh tế được thực hiện chặt chẽ, nền kinh tế mới có thể hồi phục.

Mặt khác, nếu Covid-19 tiếp tục lan rộng thì việc phục hồi kinh tế nhanh chóng và bền vững sẽ là không thể nếu vaccine không sớm được tìm ra.

Vào giai đoạn đầu làn sóng Covid, các hoạt động kinh tế đã sụt giảm mạnh, tỷ lệ việc làm cũng giảm tại những khu vực có các nền kinh tế đóng cửa sớm. Các chuyên gia đã ra sức cảnh báo về tình trạng sức khỏe người dân.

Theo chuyên gia, khi hệ số lây nhiễm cơ bản (hệ số R) nhỏ hơn 1, dịch bệnh sẽ không lây lan ra cộng đồng. R là hệ số về tỷ lệ trường hợp nhiễm bệnh mới dự kiến được tạo ra trực tiếp bởi một trường hợp nhiễm bệnh ban đầu. R càng lớn thì càng khó kiểm soát dịch.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, nếu R nhỏ hơn 1 cùng với việc áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ và kiểm tra hiệu quả thì có thể ngăn chặn dịch bệnh nhanh hơn nhiều.

Khi nhiều quốc gia áp dụng các quy định đóng cửa nền kinh tế và giãn cách xã hội một cách chặt chẽ, dịch bệnh đã được kiểm soát ở một tỷ lệ ổn định, hệ số R đã giảm trong vòng hai hoặc ba tuần.

Đối với một số quốc gia khác, số ca nhiễm Covid-19 đã tăng theo cấp số nhân từ rất sớm, dẫn đến việc tự cách ly trở nên phổ biến hơn. Chỉ đến khi người dân ở các khu vực này tuân thủ các quy định giãn cách xã hội thì 'đường cong dịch bệnh' đã nhanh chóng giảm bớt.

Ngược lại, tại các quốc gia có quy định về giãn cách xã hội còn chưa chặt chẽ hoặc không được đặt ra, người dân không áp dụng các biện pháp giãn cách trong cộng đồng cũng như ngăn chặn sự lây truyền virus, số ca nhiễm đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, tỷ lệ lây lan của dịch bệnh phụ thuộc vào những yếu tố như các biện pháp đóng cửa hay mức độ tuân thủ các quy định của người dân.

Tại Hoa Kỳ, việc thực hiện các quy định về giãn cách xã hội vẫn chưa cao. Một số chính trị gia và nhà phê bình khẳng định rằng chi phí điều trị liên quan đến dịch bệnh Covid-19 cao hơn nhiều so với chi phí trợ cấp mất việc làm hoặc so với các chi phí y tế khác.

Áp lực từ đại dịch đã lan rộng đến người dân khắp nơi trên thế giới. Tại một số bang ở Hoa Kỳ, các chuyên gia đã cảnh báo rằng việc mở cửa nền kinh tế tại các khu vực này vẫn còn đang quá sớm. Thậm chí, trên một số khu vực, ngay khi nới lỏng giãn cách xã hội được đề xuất, nhiều người dân đã lập tức bỏ qua những khuyến cáo như việc đeo khẩu trang, rửa tay và các biện pháp phòng ngừa khác.

Các nhà máy, doanh nghiệp bán lẻ và các dịch vụ khác cũng đã hoạt động trở lại mặc dù hiệu suất vẫn chưa cao. Trong thời gian ngắn, sản lượng và chi tiêu trong tiêu dùng tăng đáng kể và tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm (mặc dù vẫn ở mức cao). Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi một số nước nới lỏng các biện pháp phong toả, mở cửa trở lại nền kinh tế, hệ số lây nhiễm cơ bản R đã tăng gần bằng hoặc trên 1. Điều này đã làm tăng nguy cơ cao về khả năng lây nhiễm khi mà người dân bắt đầu chủ quan và không sử dụng các biện pháp phòng ngừa.

Tình hình hiện tại trên các nước đều rất ảm đạm. Điều này vừa không có lợi cho việc phát triển bền vững cũng như trong hoạt động chống dịch, khi mà các ca nhiễm không có dấu hiệu suy giảm.

Các khu vực như Đức, New Zealand và Hàn Quốc, thành phố New York có đội ngũ y tế, các thiết bị cũng như công cụ xét nghiệm được phân bổ hợp lý và hiệu quả. Đây là lợi thế giúp cho những khu vực này có những thay đổi tích cực trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Trước đó, đây là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19. Hiện tại, hệ số lây nhiễm cơ bản R tại các khu vực này nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,5.

Một yếu tố nữa đó là các kết quả xét nghiệm cần được cung cấp nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, trên một số quốc gia, đặc biệt là các nước đang có tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cao, việc cung cấp các thiết bị cũng như đội ngũ y tế để xét nghiệm nhanh đang thiếu hụt nghiêm trọng.

Hệ số lây nhiễm cơ bản R đang tăng ở mức báo động. Số người nhiễm Covid-19 tăng đột biến, nhiều bệnh viện tại Mỹ một lần nữa quá tải. Các nhà máy vừa mở cửa trước đó, hiện tại đã phải đóng cửa một lần nữa do tỷ lệ công nhân nhiễm bệnh tăng cao. Chính quyền ở các bang ở Mỹ đã phải thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, ngay cả ở những khu vực mà người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt và hệ số lây nhiễm cơ bản R tăng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cũng có những dấu hiệu giảm. Lý do đơn giản là người tiêu dùng đã mất niềm tin vào sự hồi phục kinh tế và các doanh nghiệp cũng đang lo sợ khi cam kết đầu tư dài hạn.

Nếu đóng cửa kinh tế được áp dụng nghiêm ngặt khắp mọi nơi thì việc phục hồi hình chữ V là khả năng hoàn toàn có thể. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra, và gần đây những kịch bản về tăng trưởng dường như trở nên bi quan hơn bao giờ hết.

Kinh tế toàn cầu có khả năng phục hồi sớm chỉ khi người dân nhận ra rằng nhận định của các chuyên gia là chính xác. Việc nới lỏng giãn cách xã hội quá sớm sẽ tạo ra những tổn thất nghiêm trọng về cả sức khỏe và kinh tế. Vì vậy, người dân nên chấp hành các quy định về giãn cách xã hội để làm cho hệ số lây nhiễm cơ bản R xuống thấp. Đây là hình thức kích thích kinh tế hiệu quả nhất lúc này.

Khi hệ số lây nhiễm cơ bản R xuống thấp hơn 1, giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ lấy lại niềm tin về tăng trưởng cả về kinh tế lẫn sức khoẻ. Lúc đó, các hoạt động kinh tế và xã hội sẽ phục hồi rất nhanh.

Đánh bại virus và khôi phục nền kinh tế không mâu thuẫn nhau mà là hai yếu tố hỗ trợ nhau. Dịch bệnh có tiếp tục kéo dài hay không chính là yếu tố quyết định tốc độ khôi phục nền kinh tế toàn cầu. Các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt sẽ là những yếu tố quyết định việc thành công chống dịch Covid-19.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
2 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
6 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Mẫu iPhone giảm giá sốc, đập hộp chỉ hơn 11 triệu đồng
7 giờ trước
Mức giá hiện tại của mẫu iPhone này còn thấp hơn cả một số phiên bản iPhone 11 – dòng máy đã ra mắt từ năm 2019.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
10 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô trong nước
1 ngày trước
Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
1 ngày trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.