Theo báo cáo của Bloomberg News gần đây, ông Donald Trump đang cân nhắc áp mức thuế lên đến 24% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm, nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và gây áp lực cho Trung Quốc cải cách thực tiễn thương mại.
Bloomberg cho rằng, đây là một cách tệ hại để đạt được cả 2 tham vọng. Hậu quả có thể dẫn đến sự tăng giá, cản trở tăng trưởng, gây nguy hiểm cho việc làm, tăng gánh nặng người nộp thuế, khuyến khích trả đũa, và vô tình làm mất ổn định hệ thống thương mại toàn cầu. Không chỉ gây hoang mang, động thái này thậm chí có thể làm tăng giá bia.
Hầu hết nội các của Trump và nhiều nhà kinh tế học phản đối ý tưởng của ông chủ Nhà Trắng. Các nhóm nông dân gọi đó là "sai lầm thiển cận". Các nhà sản xuất gọi đó là "thảm họa". Báo cáo kinh tế của Tổng thống, mà chắc chắn là ông Trump đã đọc rất kỹ, cảnh báo rằng các rào cản như vậy có thể "bóp méo sự phân bổ vốn một cách tự do."
Liệu các nhà sản xuất thép có biết ơn sự bảo vệ thêm này? Không nhanh đến thế: Nhiều nhà sản xuất đang lo lắng về lạm phát, sự thiếu hụt đầu vào và sự gián đoạn của nhà cung cấp có thể xảy ra, triển vọng của ngành công nghiệp chưa chắc cải thiện và trong khi đang cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng. (Các khoản thuế quan sẽ chỉ tăng chi phí sản xuất tương ứng)
Lầu Năm Góc cũng không cho là điều này tạo ra mối nguy về an ninh quốc gia. Tổng nhu cầu về thép và nhôm của quân đội chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng tại Mỹ, có nghĩa là sự phụ thuộc vào nhập khẩu không phải là một mối nguy đáng kể. Tuy nhiên, áp dụng thuế quan rộng rãi có thể có một "ảnh hưởng tiêu cực đến các đồng minh chính của chúng ta", như Bộ trưởng Quốc phòng Jame Mattis đề cập một cách tinh tế.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp này. Quốc gia châu Á đã phải gánh chịu hơn hai chục vụ áp thuế chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng đối với các sản phẩm thép cơ bản và do đó chỉ xuất khẩu chưa đến 3% tổng lượng nhập khẩu thép của Mỹ. Về hệ quả thực tế duy nhất của các biện pháp thuế quan mới sẽ là mời chào mời các biện pháp trả đũa lên các nhà xuất khẩu Mỹ.
Trong nhiều thập kỷ, chính phủ Mỹ đã cố gắng và sau đó bảo vệ ngành thép - và những nỗ lực này đã làm hại đến người tiêu dùng, các nhà sản xuất bị suy yếu, ức chế sự tăng trưởng và cản trở sự đổi mới, những điều này không đem lại lợi ích rõ ràng nào. Sáng kiến gần đây nhất, biện minh rằng là những biện pháp tự vệ cũng được chính quyền George W. Bush áp dụng vào năm 2002, đã làm tăng chi phí và lấy đi khoảng 200.000 việc làm.
Có một cách làm tốt hơn. Một vụ tranh chấp thương mại khác, đã thu hút sự chú ý của Trump, liên quan đến sở hữu trí tuệ và cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc chuyển giao công nghệ. Về vấn đề này, chính quyền Mỹ đang làm việc với các đồng minh để cùng gây áp lực với Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây chính là cách tiếp cận đúng: trật tự, đúng nguyên tắc quốc tế, và nhằm giảm thiểu mâu thuẫn. Nếu có thời gian, phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả.
"Nhưng các biện pháp thuế mới của Tổng thống sẽ không đem lại hiệu quả nào cả. Nếu ông thực thi ý tưởng này, ông sẽ làm hại nền kinh tế chứ không phải là giúp đỡ nó", Bloomberg kết luận.