Theo đó, quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt được phân loại theo mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Bột ngọt bị áp thuế chống bán phá giá theo quyết định của Bộ Công thương là những sản phẩm được sử dụng trong chế biến thực phẩm, nấu ăn, bột ngọt được người tiêu dùng trực tiếp sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm gia vị khác, các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, nước chấm, nước xốt, mì gói…
Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia là trên 5,2 triệu đồng/tấn. Với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cho từng tổ chức, cá nhân là 6,3 triệu đồng/tấn; với các tổ chức, cá nhân tại Hong Kong (Trung Quốc) mức thuế dao động thấp nhất là 3,4 triệu đồng/tấn và cao nhất là trên 5 triệu đồng/tấn.
Để có cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp thuế chống bán phá giá, cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận nhập khẩu như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng…
Việc áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước.
Trước đó, ngày 28/9/2021, Bộ Công Thương thông báo rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia, Trung Quốc.
Ngày 22/7/2020, Bộ Công Thương đã áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.