Áp thuế gần 800% để bảo vệ sản phẩm nội địa, một mặt hàng của Nhật Bản đối diện tình trạng thiếu hụt lớn nhất vài thập kỷ qua

3 ngày trước
Lượng khách du lịch tăng cao, sản lượng lại ngày càng ít đi cũng là những nguyên nhân khiến mặt hàng này rơi vào thiếu hụt.
Áp thuế gần 800% để bảo vệ sản phẩm nội địa, một mặt hàng của Nhật Bản đối diện tình trạng thiếu hụt lớn nhất vài thập kỷ qua - Ảnh 1

Nhật Bản đang rơi vào tình trạng thiếu hụt gạo lớn nhất trong vài thập kỷ qua.

Sushi, onigiri và yakitori don - gạo chính là nguyên liệu chính trong nhiều món ăn mang tính biểu tượng của Nhật Bản. Tuy nhiên, đất nước mặt trời mọc lại đang đối diện tình trạng thiếu hụt lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Nhật Bản đã phải vật lộn với tình trạng thiếu gạo trong những tháng gần đây do thời tiết xấu và lượng khách du lịch tăng.

“Suốt mùa hè 2024, Nhật Bản phải vật lộn với tình trạng thiếu gạo khiến các siêu thị trống rỗng vì nhu cầu vượt xa sản lượng trong 3 năm qua, khiến lượng gạo dự trữ cạn kiệt xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm”, Bộ Nông nghiệp Mỹ viết trong một báo cáo công bố tuần trước.

Người tiêu dùng cũng đã tích trữ nhiều gạo để chuẩn bị cho mùa bão ở Nhật và cảnh báo động đất lớn, theo USDA.

Hồi tháng 8, các siêu thị được cho thường xuyên rơi vào cảnh hết gạo . Các cửa hàng chỉ bán cho mỗi người 1 túi. Đài truyền hình địa phương NHK cho rằng tình trạng thiếu hụt một phần do lượng khách du lịch đổ về khiến nhu cầu về sushi và các món ăn làm từ gạo khác tăng gao. Giá gạo đạt mức tương đương gần 113 USD/60 km hồi tháng 8, tăng 3% so với tháng trước, 5% kể từ đầu năm.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, lượng gạo tồn kho tư nhân của Nhật Bản đạt 1,56 triệu tấn trong tháng 6, mức thấp nhất trong nhiều năm. Ngoài việc chuẩn bị cho mùa bão, MFAA cũng cho rằng nhu cầu gạo tăng do lượng khách du lịch đổ về khiến nhu cầu dịch vụ thực phẩm tăng cao.

Áp thuế gần 800% để bảo vệ sản phẩm nội địa, một mặt hàng của Nhật Bản đối diện tình trạng thiếu hụt lớn nhất vài thập kỷ qua - Ảnh 2

Sushi - một trong những món ăn truyền thống được yêu thích nhất tại Nhật Bản.

Theo ước tính của ngân hàng lương thực và nông nghiệp toàn cầu Rabobank, lượng gạo tiêu thụ của khách du lịch đã tăng từ 19.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023 lên 51.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 7/2023 đến tháng 5/2024.
Mặc dù lượng tiêu thụ của khách du lịch tăng gấp đôi nhưng vẫn tương đối nhỏ so với lượng gạo tiêu thụ trong nước hàng năm của Nhật Bản là hơn 7 triệu tấn, theo Oscar Tjakra, nhà phân tích tại Rabobank.

Nhật Bản đã đón kỷ lục 17,8 triệu du khách trong nửa đầu năm, cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Xu hướng đó vẫn tiếp diễn với 3,3 triệu du khách đến vào tháng 7, mức cao nhất từ ghi nhận theo số liệu thống kê du lịch của Nhật Bản.

Theo Tjakra, sản lượng gạo ăn ở Nhật Bản cũng đang giảm do những người nông dân trồng lúa lớn tuổi dừng làm việc trong khi người trẻ ngày càng tí theo nghề này. Nhà phân tích này giải thích thêm rằng một đợt nắng nóng và hạn hán trong nửa cuối năm ngoái đã làm ảnh hưởng đến mùa màng.

Ngoài yếu tố khách du lịch và sản lượng giảm, chính sách về gạo là nguyên nhân lớn nguyên nhân khiến nguồn cung giảm, theo Joseph Glauber, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực quốc tế. “Nền kinh tế gạo của Nhật Bản phần lớn vẫn bị cô lập khỏi thị trường thế giới”, Glauber nói với CNBC.

Nền kinh tế gạo của Nhật Bản phần lớn vẫn bị cô lập khỏi thị trường thế giới
Joseph Glauber - Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực quốc tế


Nhật Bản áp dụng mức thuế 778% đối với gạo nhập khẩu để bảo vệ người dân trồng lúa. Mặc dù Nhật Bản cam kết nhập khẩu tối thiểu khoảng 682.000 tấn gaoj mỗi năm theo nghĩa vụ với Tổ chức Thương mại Thế giới nhưng gạo này phần lớn không đến tay người tiêu dùng mà được sử dụng để chế biến và làm thức ăn chăn nuôi.

Xuất khẩu gạo của Nhật Bản cũng tăng gấp 6 lần từ năm 2014 đến 2022 lên 30.000 tấn, theo Rabobank.

Giá gạo tăng đã đẩy lạm phát của Nhật Bản tăng cao hơn vào tháng 8. Tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng. Gạo và chocolate là 2 trong số những mặt hàng tăng mạnh nhất trong giỏ thực phẩm của người Nhật.

Nguồn: CNBC

Tin mới

"Vua côn tay" của Honda về đại lý: Có ABS 2 kênh, giá mềm so với trang bị
6 giờ trước
Mẫu xe côn tay này sở hữu thiết kế hầm hố, động cơ và trang bị nổi trội.
Sau 10 năm bị khóa, một chiếc iPhone 4S cuối cùng đã được mở khóa
6 giờ trước
Hóa ra sau 10 năm bị khóa, người dùng không chỉ tiếp tục được nhập mã khóa mà còn mở khóa cho chiếc iPhone cũ kỹ của mình.
[Trên Ghế 20] Hyundai Santa Fe 2024 đã trở thành ‘xe ăn chơi’ nhưng không vì thế mà cố mua bản cũ máy dầu vì…
7 giờ trước
Không có hybrid, bỏ máy dầu, Hyundai Santa Fe thế hệ mới được Nguyễn Viết Thành - chủ kênh Xem xe Analytics - coi là mẫu xe ăn chơi, cho người có điều kiện kinh tế khá giả.
Bất ngờ na khổng lồ giá 200.000 đồng/quả
7 giờ trước
Hàng trăm đặc sản của hơn 2.000 doanh nghiệp từ nhiều tỉnh thành đổ về TPHCM, không chỉ tạo điều kiện cho người dân thành phố thưởng thức sản vật các địa phương, mà còn thoả sức “săn” hàng giảm giá sập sàn trong những ngày cuối tuần.
Nóng: Ấn Độ gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm xuất khẩu gạo
7 giờ trước
Sau hàng loạt lệnh nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì Ấn Độ mở cửa tiếp cho mặt hàng chủ lực là gạo trắng không phải basmati

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.527.276 VNĐ / tấn

198.90 JPY / kg

-1.88 %

- -3.80

Đường

SUGAR

12.370.942 VNĐ / tấn

22.80 UScents / lb

-2.19 %

- -0.51

Cacao

COCOA

204.101.096 VNĐ / tấn

8,293.00 USD / mt

2.11 %

+ 171.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

146.123.616 VNĐ / tấn

269.31 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.638.119 VNĐ / tấn

1,065.80 UScents / bu

2.38 %

+ 24.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.335.179 VNĐ / tấn

344.10 USD / ust

5.29 %

+ 17.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.983.908 VNĐ / tấn

42.36 UScents / lb

-1.26 %

- -0.54

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nuôi con "ngủ ngày cày đêm", lão nông nhẹ nhàng "đút túi" tiền tỷ mỗi năm
8 giờ trước
Chồn hương vốn là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, ít bị bệnh. Quá trình nuôi chồn hương không tốn nhiều công chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người tiêu dùng ở Hà Nội ngóng ngày hết "giật mình" vì giá rau xanh
9 giờ trước
Dự báo tình trạng giá rau xanh neo cao ở các chợ của Hà Nội có thể “hạ nhiệt” sau 20 ngày nữa
"Đau đầu" trước vụ cà phê mới
1 ngày trước
Cà phê tăng giá, nông dân vui mừng nhưng giới kinh doanh lại gặp áp lực lớn trước vụ mùa tới bởi chi phí tăng cao
Quả cau tăng giá, nông dân Quảng Nam thêm niềm vui
1 ngày trước
Những ngày này, nông dân ở các huyện Tiên Phước, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam tất bật thu hoạch quả cau. Năm nay, quả cau được mùa lại được giá nên bà con ai cũng vui