Apple, Google sẽ áp dụng công nghệ theo dõi liên lạc trên điện thoại của 3 tỷ người

12/04/2020 08:50
Apple Inc. và Google vừa công bố lần hợp tác hiếm hoi để triển khai công tính năng cảnh báo người dùng khi họ tiếp xúc với người nhiễm virus corona chủng mới.

Người dùng được quyền lựa chọn để tham gia vào hệ thống, nhưng về cơ bản, nó có khả năng giám sát khoảng một phần ba dân số thế giới - những người đang sử dụng điện thoại di động với hệ điều hành iOs và Android của 2 hãng. 

Công nghệ được gọi là theo dõi liên lạc thiết kế để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 bằng cách nhắc nhở người dùng rằng họ nên cách ly hoặc tự cách ly sau khi tiếp xúc với một cá nhân bị nhiễm bệnh.

Hai đối thủ ở Thung lũng Silicon cho biết hôm thứ Sáu rằng họ sẽ đưa công nghệ nói trên vào các hệ điều hành theo hai bước. Vào giữa tháng 5, Apple và Google sẽ bổ sung khả năng cho iPhone và điện thoại Android để trao đổi không dây thông tin ẩn danh thông qua các ứng dụng do cơ quan y tế công cộng điều hành. Hai hãng cũng sẽ phát hành bộ khung kết cấu cho các ứng dụng y tế công cộng để quản lý chức năng.

Apple, Google sẽ áp dụng công nghệ theo dõi liên lạc trên điện thoại của 3 tỷ người - Ảnh 1.

Apple và Google đánh dấu lần hợp tác hiếm hoi để chống lại đại dịch Covid-19. Ảnh: Newstalk


Điều này có nghĩa là nếu người dùng kiểm tra dương tính với Covid-19 và thêm dữ liệu đó vào ứng dụng y tế công cộng của họ, những người dùng mà họ đã đến gần trong vài ngày trước sẽ được thông báo về mối liên hệ. Thời gian này có thể là 14 ngày, nhưng các cơ quan y tế có thể thiết lập phạm vi thời gian.

Bước thứ hai mất nhiều thời gian hơn. Trong những tháng tới, cả hai công ty sẽ thêm công nghệ trực tiếp vào hệ điều hành của họ để phần mềm theo dõi liên lạc này hoạt động mà không phải tải xuống ứng dụng. Người dùng được quyền chọn tham gia, nhưng phương pháp này có nghĩa là nhiều người hơn nữa có thể được thêm vào hệ thống. Apple iOS và Google Android hiện có khoảng 3 tỷ người dùng, tức là hơn một phần ba dân số thế giới.

Đại dịch Covid-19 đã giết chết hơn 100.000 người và làm 1,63 triệu người nhiễm bệnh. Các chính phủ cũng đã yêu cầu hàng tỷ người ở nhà, khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khó khăn. Áp lực đang ngày một cao hơn trong việc nới lỏng các biện pháp này và khiến thế giới hoạt động trở lại. Theo dõi liên lạc là một phần quan trọng của việc này bởi vì nó có thể giúp các cơ quan chức năng ngăn chặn sự hồi sinh tiềm tàng của virus khi mọi người bắt đầu lại hoạt động thường ngày.

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn gây tranh cãi bởi vì nó liên quan đến việc chia sẻ thông tin sức khỏe nhạy cảm từ hàng tỷ người thông qua các thiết bị di động liên tục phát sóng vị trí của họ. Một số chính trị gia và cơ quan quản lý đã cảnh báo rằng quyền riêng tư của công dân nên được bảo vệ.

“Chúng tôi lưu ý rằng các hành động được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus cũng phải bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người Mỹ”, các thành viên của House Freedom Caucus, một nhóm Cộng hòa bảo thủ tại Hạ viện, đã viết trong một lá thư gửi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump. “Google lưu trữ dữ liệu khổng lồ về sự đi lại hàng ngày của người Mỹ. Nếu điều này đi cùng với quyền lực của chính quyền địa phương, các bang và liên bang thì đây là một triển vọng đáng báo động”.

Apple và Google đã nhấn mạnh rằng hệ thống của họ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Sự đồng ý là bắt buộc và dữ liệu vị trí không được thu thập. Công nghệ này cũng sẽ không thông báo cho người dùng mà họ đã tiếp xúc với ai hoặc ở nơi nào. Các công ty cho biết họ cũng có thể xem dữ liệu này và lưu ý rằng toàn bộ hệ thống có thể ngừng hoạt động khi cần thiết.

Bên cạnh những lo ngại về quyền riêng tư và niềm tin, các thách thức bao gồm khả năng thử nghiệm rộng rãi và miễn phí để hoàn thiện ứng dụng, cũng như việc truy cập vào điện thoại di động và các thiết bị không dây khác, theo một tuyên bố của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ.

Đối với Apple và Google, sự hợp tác chặt chẽ như vậy giữa các đối thủ lâu năm là vô cùng hiếm. Hai gã khổng lồ công nghệ đã cạnh tranh trong các hệ điều hành smartphone, app store, dịch vụ truyền thông và công nghệ nhận dạng giọng nói và khuôn mặt trong nhiều năm - trong khi châm chọc qua lại về sự riêng tư của nền tảng kia. Tuy nhiên, cả hai công ty đã bị đặt dưới áp lực sử dụng các nguồn lực phi thường của họ để giúp chống lại đại dịch.

“Tất cả chúng tôi tại Apple và Google tin rằng chưa từng có một thời điểm quan trọng hơn lúc này để cùng nhau giải quyết một trong những vấn đề cấp bách nhất trên thế giới”, hai công ty khẳng định trong một tuyên bố chung.

Apple, Google sẽ áp dụng công nghệ theo dõi liên lạc trên điện thoại của 3 tỷ người - Ảnh 2.

Quyền riêng tư của người dùng là vấn đề gây lo ngại nhất khi các thông tin cá nhân được thu thập. Ảnh: AFP


Hệ thống của họ sử dụng Bluetooth, một cách tiêu chuẩn để hầu hết các thiết bị di động giao tiếp với nhau. Apple và Google đã chia sẻ một ví dụ lý thuyết để giải thích cách thức hoạt động của nó.

Hai người gặp nhau để trò chuyện trong vài phút và ở trong lúc đó, smartphone của họ trao đổi số nhận dạng ẩn danh để đăng ký rằng họ đã liên lạc với nhau bằng Bluetooth. Các chìa khóa kỹ thuật số này thay đổi cứ sau 15 phút hoặc lâu hơn và giữ nguyên trên những thiết bị của những người này để bảo vệ sự riêng tư.

Vài ngày sau, một trong những cá nhân này được chẩn đoán mắc Covid-19. Người này nhập kết quả vào một ứng dụng của cơ quan y tế trên điện thoại của họ. Hệ thống sau đó yêu cầu sự đồng ý của người dùng này. Nếu được cá nhân này cho phép, smartphone của người này sẽ gửi một báo cáo ghi lại các thiết bị di động khác đã ở gần nhau trong những ngày trước. Thông tin này được lưu trữ tạm thời trong một máy chủ từ xa trong khoảng 14 ngày.

Trong khi đó, điện thoại của người khác kiểm tra máy chủ định kỳ để xem liệu có bất kỳ khóa định danh nào có liên quan đến chẩn đoán Covid-19 dương tính hay không. Điện thoại tải xuống tất cả các khóa dương tính đó và khớp nó ẩn danh với khóa thuộc về cá nhân từ những ngày gặp gỡ ban đầu trước đó. Điều này sẽ kích hoạt một thông báo gửi từ các cơ quan y tế để chủ nhân của điện thoại này cách ly hoặc tự cách ly.

Công nghệ theo dõi liên lạc là không phải là bước đi đầu tiên của cả hai công ty nhằm chống lại đại dịch. Google đã ra mắt một trang web thông tin vào tháng 3, trong khi Apple đã phát hành các công cụ sàng lọc riêng cho người dùng iPhone. Apple cũng đã tặng hơn 20 triệu khẩu trang cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe và đã thiết kế các tấm chắn mặt, trong khi Verily - một công ty con mà Google Alphabet Inc. cũng đang điều hành các trang web kiểm tra vi-rút ở một số vùng của California.

Các tổ chức khác cũng đang triển khai công nghệ theo dõi liên lạc. Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts đầu tuần này đã công bố kế hoạch cho một hệ thống tương tự. Một số quốc gia và nhà phát triển bên thứ ba cũng đã thử triển khai theo dõi liên lạc trên điện thoại, nhưng họ đã phải đối mặt với các vấn đề về quyền riêng tư và kết nối.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
20 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
37 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
24 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
10 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
18 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.