Arne Sorenson, người đưa Marriott trở thành đế chế khách sạn lớn nhất thế giới vừa qua đời vì ung thư

19/02/2021 10:21
Giám đốc điều hành của khách sạn lớn nhất thế giới, Marriott International, vừa qua đời cách đây ít ngày, hưởng thọ 62 tuổi.

Tháng 5/2019, ông Sorenson được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 2. Sau đó, ông tiếp tục giữ chức CEO và chèo lái công ty vượt qua đại dịch.

Ông là người “ngoại tộc" đầu tiên điều hành khách sạn với cương vị cao nhất. Trong 8 năm gắn bó, ông dành phần lớn thời gian để tái cấu trúc lại doanh nghiệp đã rất thành công nhằm phù hợp với tầm nhìn về tương lai ngành của mình. Ông mở rộng kinh doanh dựa trên công thức Marriott đã thử nghiệm, đó là phục vụ cho khách hàng công ty Mỹ. Ông tạo ra các ngành kinh doanh và thương hiệu mới để thu hút những vị khách trẻ tuổi, tăng cường hoạt động ở nước ngoài.

Arne Sorenson, người đưa Marriott trở thành đế chế khách sạn lớn nhất thế giới vừa qua đời vì ung thư - Ảnh 1.

Các giám đốc điều hành của Marriott đã kỷ niệm việc công ty mua lại Starwood vào tháng 9/2016. Thương vụ giá trị 13 tỷ USD, tạo nên một đế chế khổng lồ với 30 thương hiệu, hoạt động trên 110 quốc gia. Ảnh: Charles Sykes

Chiến lược này đạt đỉnh khi ông sát nhập một loạt thương hiệu khách sạn của tập đoàn Starwood Hotels & Resorts Worldwide nổi tiếng. Năm 2016, Marriott đã đánh bại Hyatt Hotels và có cuộc đấu thầu kịch tính với công ty bảo hiểm Trung Quốc để mua lại đối thủ Starwood. Thỏa thuận trị giá 13 tỷ USD đã tạo ra quy mô khổng lồ với 30 thương hiệu bao gồm Ritz-Carlton, Courtyard, W Hotels, Westin và Sheraton. Hiện đế chế đang có hơn 1,4 triệu phòng trên toàn cầu.

Ông từng là luật sư về mua bán và sáp nhập trước khi bước chân vào lĩnh vực khách sạn. Tham vọng của Sorenson và việc ghi dấu ấn với những thương vụ cổ phần lớn lại chỉ là bề nổi của ông. Trước khi bị bệnh, mỗi năm ông đến thăm hơn 200 khách sạn Marriott. Ông thích ghé vào nhà bếp để cảm ơn những người phụ bếp và nhân viên phục vụ bàn và hỏi thăm công việc của họ.

Lee Pillsbury, cựu giám đốc của Marriott với 19 năm làm việc tại công ty cho biết: “Ông ấy không phải kiểu chỉ ngồi yên trong văn phòng, đóng cửa kín mít. Ông luôn nói chuyện với những người quản gia, với những người phục vụ.”

Sorenson nằm trong nhóm các nhà lãnh đạo kinh doanh toàn cầu, những người luôn khẳng định các công ty nên là một cộng đồng tốt, hơn là chỉ lo lắng về giá trị cổ đông.

Arne Sorenson, người đưa Marriott trở thành đế chế khách sạn lớn nhất thế giới vừa qua đời vì ung thư - Ảnh 2.

Ông Sorenson phát biểu tại một sự kiện ở Bangalore, Ấn Độ, vào năm 2018. Ảnh: Manjunath Kiran

Bên cạnh đó, ông cũng quan tâm đến chính sách công khi sẵn sàng đưa ra những quan điểm mạnh mẽ. Năm 2015, ông đã đề xuất chống lại luật của một số bang được cho là ủng hộ các doanh nghiệp phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT.

Marriott là một cỗ máy trơn tru đủ hiểu rõ hoạt động kinh doanh khách sạn hay bất kỳ quy trình vận hành nào. Đặc biệt, Marriott là khách sạn hàng đầu trong việc phục vụ những doanh nhân vốn chịu nhiều áp lực. Họ quen với ồn ào, cần một chiếc giường thật thoải mái và một căn phòng mang đến cảm giác an toàn thân thuộc ở bất cứ thành phố nào.

Ông Sorenson cảm thấy rằng thế hệ trẻ dù đi công tác vẫn muốn ở trong một khách sạn có hình ảnh mới lạ để đăng lên Instagram hơn là một màu trong thiết kế. Marriott đã tạo ra những thương hiệu mới với những căn phòng nhỏ và không gian công cộng lớn hướng đến những người trẻ tuổi. Tập đoàn hợp tác với các khách sạn độc đáo độc lập. Và khi Airbnb bắt đầu ra nhập miếng bánh thị phần trong ngành khách sạn, Marriott đã triển khai hoạt động kinh doanh cho thuê nhà của riêng mình.

“Ông ấy hiểu rằng để khách sạn trở nên tuyệt vời thì cần tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời, không đơn thuần là vận hành thông thường hay chương trình khách hàng thân thiết,” chủ khách sạn Ian Schrager - người đã cùng với Marriott tạo ra thương hiệu phong cách sống Edition cho biết.

Schrager là một cựu giám đốc hộp đêm với bản tính nghệ sĩ. Ông thường xuyên xung đột với các giám đốc của Marriott vốn là những người giữ quỹ tiền và không thích làm gì vượt quá ngân sách. Nhiều năm trước khi liên doanh với Marriott, ông Schrager từng tuyên bố: “Tôi là một anti-Marriott. Tôi đại diện cho mọi thứ trái ngược với những gì mà Marriott đại diện”.

Tuy nhiên, sự hợp tác giữa hai bên vẫn diễn ra. Bởi Schrager nói ông đã tìm thấy một “tinh thần nhân ái” ở ông Sorenson. Ông Schrager thường xuyên gửi cho Giám đốc điều hành Marriott những bức ảnh về tác phẩm nghệ thuật, các dự án đa phương tiện hoặc thiết kế khiến ông bị thu hút hay truyền cảm hứng cho các ý tưởng về khách sạn. Schrager nói: “Ông ấy hồi đáp lại mọi thứ tôi gửi tới, mặc dù không phải lúc nào ông ấy cũng gật đầu. “Nhưng bạn biết không? Vấn đề là ông ấy để tâm đến nó. Không phải ai ở Marriott cũng có thể làm như vậy ”.

Arne Sorenson, người đưa Marriott trở thành đế chế khách sạn lớn nhất thế giới vừa qua đời vì ung thư - Ảnh 3.

Ông Sorenson trong một buổi khai trương của Marriott khi mới gia nhập công ty vào năm 1996. Ảnh: Felix Wong

Ông Sorenson qua đời trước khi có thể hoàn thành việc chuyển đổi công ty. Việc mua lại Starwood được coi là cột mốc thành công đối với ông ở một số khía cạnh nhất định. Ông đã mở rộng phạm vi tiếp cận của Marriott, khiến cho không một thương hiệu nào khác có thể địch lại quy mô hay tầm ảnh hưởng của nó. Quy mô đó cho phép Marriott cắt giảm các giao dịch có lợi với các trung gian trực tuyến như Expedia và các nhà cung cấp khác. Marriott có thể cung cấp cho khách hàng của mình nhiều loại hình và nơi lưu trú ở hầu hết mọi địa điểm, làm tăng lòng trung thành của khách hàng.

Tuy nhiên, kết quả của thỏa thuận lớn nhất của công ty là một dấu hỏi. Marriott kế thừa Sheraton, thương hiệu đang gặp khó khăn của Starwood hiện đang có mặt ở hơn 70 quốc gia. Vào tháng 1, Marriott đã công bố mô phỏng diện mạo mới của Sheraton, hiện đại hóa hơn các phòng nghỉ và không gian công cộng.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với tạp chí Chief Executive, ông nói ông không khuyến khích các cộng sự tuyên bố việc mua lại Starwood là một chiến thắng ngay. Ông đã khuyên các giám đốc của Marriott rằng “chúng ta chưa làm điều gì đáng được chúc mừng cả. Chúng ta đã trả cho Starwood nhiều hơn tất cả các bên. Đó không phải là chiến thắng. Chiến thắng là những gì chúng ta có thể làm với thương vụ này, và việc đó chỉ mới bắt đầu”.

Thời điểm tuyên bố về việc sa thải nhân viên do ảnh hưởng của đại dịch vào năm ngoái, ông Sorenson đã thảo luận với các đồng nghiệp về việc liệu ông có nên tạo một tin nhắn bằng video. Điều này có thể ghi lại hình ảnh tiều tụy của ông vì sự tàn phá của hóa trị.

Nhưng ông quyết định phải làm điều đó. “Đối với những tin không tốt, việc trao đổi trực tiếp và giải thích lí do đằng sau với tôi là điều rất cần thiết”, ông nói. “Chúng tôi thành thực với nhau, không giấu diếm.”

Arne Morris Sorenson sinh ngày 13/10/1958, tại Tokyo, nơi cha ông là một nhà truyền giáo Luther. Gia đình chuyển đến Mỹ khi Arne khoảng 7 tuổi, ông lớn lên ở St. Paul, Minn.

Ông học về tôn giáo và kinh doanh tại trường Cao đẳng Luther ở Decorah, Iowa và tốt nghiệp năm 1980. Khi học tại đây, ông gặp Ruth Christenson, người đang làm việc tại cửa hàng kem của gia đình cô ở Decorah. Họ kết hôn vào năm 1984.

Ông lấy được bằng luật tại Đại học Minnesota vì cho rằng điều đó sẽ mang lại cho mình nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn.

Ông Sorenson gia nhập công ty luật Latham & Watkins ở Washington DC. Trong số các khách hàng của ông có Marriott. Ông đã gây ấn tượng với J.W. “Bill” Marriott Jr., CEO và con trai của người sáng lập công ty, J. Willard Marriott.

Bill Marriott đã thuyết phục ông Sorenson gia nhập khách sạn vào năm 1996 với tư cách là cố vấn chung. Ông đã trở thành Phó chủ tịch cấp cao phụ trách phát triển kinh doanh và sau đó là Giám đốc tài chính trước khi trở thành CEO vào năm 2012.

Ông Sorenson tin rằng tôn giáo và cuộc sống gia đình ổn định đã giúp tạo ra mối liên kết với gia đình Marriott.

Ông Sorenson là thành viên trong hội đồng quản trị của Microsoft và là người được ủy thác tại Viện Brookings. Ông cũng là thành viên hội đồng quản trị Special Olympics.

Lúc sinh thời, ông sống cùng vợ là bà Ruth và bốn đứa con đã trưởng thành.

Nhẹ nhàng và chu đáo, ông Sorenson nhận thấy mối liên hệ giữa đức tin tôn giáo và sự khiêm tốn của mình. “Tôi nghĩ rằng có một chút về niềm tin sẽ giúp giữ chúng ta ở đúng vị trí của mình. Bằng cách nào đó, niềm tin giúp ngăn việc suy nghĩ rằng chúng ta có tài năng thật đặc biệt, rằng chúng ta xứng đáng được ghi nhận vì nhiều thứ,” anh nói.


Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
9 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
8 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
7 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
6 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.