Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: "Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy!"

24/06/2019 09:19
Tại buổi trao đổi thông tin liên quan đến những cáo buộc về Asanzo, ông Phạm Văn Tam khẳng định Không thể nào thuê hàng ngàn con người chỉ để ngồi dán tem. Bo mạch, panel, màn hình chỉ là phần cứng của tivi, có thể sáng đèn nhưng sẽ không chạy được nếu không có phần mềm, và phần mềm do đội kỹ thuật Asanzo tạo ra.

Ngày 21/6/2019, một số tờ báo lớn đã đăng tải loạt điều tra về công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng lại ghi có xuất xứ tại Việt Nam, đồng thời lập nên các công ty "ma" để nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc rồi đưa về các nhà máy của Asanzo tại Việt Nam. Không chỉ vậy, thông tin phát đi còn ghi nhận Asanzo cho công nhân gỡ tem "Made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường.

Trước lùm xùm này, ngày 23/6, tức 2 ngày sau sự cố, ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch Tập đoàn Asanzo – đã có buổi trao đổi tất cả các thông tin trên, tại chính nhà máy Asanzo đặt ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Tân, Tp.HCM.

Xuất hiện với tâm thái tương đối thoả mái, tuy nhiên người cầm cương này không giấu được căng thẳng. Ông nói: "Nhiều anh em bạn bè khuyên không nên lên tiếng lúc này, tuy nhiên khi đứa con tinh thần vướng phải nhiều thông tin không tốt thì không thể im lặng. Asanzo đến nay đã hoạt động được 5 năm, và sự cố lần này rất được quan tâm bởi dư luận.

Định hướng Asanzo xuất phát với tivi là bước đầu, và bản thân tôi cũng đã lăn lộn 20 năm trong ngành điện tử. Asanzo theo đó không chỉ là thương hiệu của tôi, mà còn là thương hiệu của Việt Nam. Do đó việc "hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt", tôi chắc chắn Asanzo không bao giờ làm việc dại dột như vậy".

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 1.

Xuất hiện với tâm thái tương đối thoả mái, tuy nhiên ông Phạm Văn Tam không giấu được căng thẳng.

Hạ hồi phân giải về tất cả những chi tiết báo giới đặt nghi vấn, từ công ty ma đến việc gỡ nhãn mác…, ghi nhận sau cuộc gặp gỡ, "scandal" liên quan Asanzo bao gồm hai nhóm sản phẩm: Ti vi và hàng gia dụng. Trong đó, tivi đang là sản phẩm Asanzo tập trung kinh doanh chính, nhóm gia dụng Công ty chuyển giao cho các đơn vị phụ trợ sản xuất mang thương hiệu Asanzo. Ông Tam chia sẻ từng điểm chính trong các cáo buộc đang gây tranh cãi.

Với tivi – phân khúc chính của Asanzo bị cáo buộc "Xoá dấu vết Made in China"

Liên quan đến cáo buộc "xoá dấu vết Made in China", ông Tam cho biết con tem Trung Quốc là chỉ được dán trên linh kiện của tivi - không phải là tivi mà chỉ là panel lưng - 1 thành phần linh kiện của tivi.

Còn con tem Việt Nam dán đằng sau tivi là sản phẩm cuối cùng.

Tiếp tục chia sẻ tại nhà máy lắp ráp, đại diện Asanzo cho rằng không cần phải bóc dòng chữ "Made in China" khỏi các linh kiện bên trong, điều này là không cần thiết. Quan trọng là Asanzo đã dán tem niêm phong bên ngoài sản phẩm, bảo hành trong 3 năm; và người tiêu dùng không được phép bóc tem này ra nếu không hãng sẽ không chịu trách nhiệm.

Còn lại, người tiêu dùng không nhất thiết phải quan tâm những vấn đề quá chi tiết bên trong, và Asanzo cũng không bắt buộc phải công bố, quan trọng là Công ty đã bảo hành với người tiêu dùng. (Hiện Asanzo có chính sách bảo hành 3 năm cho khách hàng, theo ông Tam là khá ưu đãi so với thị trường).

Đặc biệt, phản hồi lại thông tin trước đó, ông Tam khẳng định bước bóc nhãn "Made in China" không hề có trong quy trình sản xuất của Asanzo vì những linh kiện đã nằm trong tivi; làm như vậy cũng không giải quyết vấn đề gì, mà chỉ phức tạp thêm quy trình.

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 2.

Mác Made in China trên linh kiện.

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 3.

Tem Made in Vietnam trên sản phẩm cuối cùng.

Về cáo buộc: "Nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp đơn giản tại xưởng"

Thông tin toàn bộ linh kiện của tivi đều được nhập khẩu, và Asanzo thực tế chỉ lắp ráp với các bước rất đơn giản, ông Tam nói: "Không thể nào thuê hàng ngàn con người chỉ để ngồi dán tem".

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 4.

Xưởng lắp ráp tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Bình Tân.

Bóc tách các bộ phận của một chiếc tivi, vị này diễn giải 3 phần quan trọng nhất là bo mạch, panel lưng và màn hình kính. Trong đó, tất cả bo mạch và panel lưng phải nhập từ Trung Quốc do Việt Nam chưa sản xuất được. Đồng thời, Trung Quốc cũng là quốc gia có thế mạnh về linh kiện này và nhiều nước khác cũng nhập tương tự Asanzo.

Riêng màn hình kính, Asanzo nhập bởi Samsung qua công ty con tại Đài Loan, Trung Quốc.

Tính chung, ba bộ phận trên (bo mạch, panel, màn hình) chiếm 70% cấu thành sản phẩm; 30% còn lại là những chi tiết phụ trợ sản xuất trong nước, bao gồm đâu đó 30 chi tiết sản phẩm.

"Chúng tôi nhập của Trung Quốc là nhập bo mạch, panel… những chi tiết này ghi xuất xứ Trung Quốc là tôi đồng ý, trong đó có bo mạch phát triển theo thiết kế của Asanzo, là thiết kế riêng không theo chuẩn nước ngoài, tức sẽ dùng dòng điện có công suất phù hợp từng vùng tại Việt Nam, ví dụ địa phận miền Tây sông nước".

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 5.

Panel lưng – Nhập từ Trung Quốc.

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 6.

Màn hình nhập từ công ty Samsung tại Trung Quốc.

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 7.

Màn hình nhập từ công ty Samsung tại Trung Quốc.

Tại sao lại để slogan "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản"?

Theo ông Tam, "cốt lõi" của cái tivi không nằm ở tất cả những gì nói trên, vì thực tế muốn làm ra được sản phẩm không hề đơn giản.

Tức, bo mạch, panel, màn hình chỉ là phần cứng của tivi, có thể sáng đèn nhưng sẽ không chạy được nếu không có phần mềm, và phần mềm do đội kỹ thuật Asanzo tạo ra.

Ông Tam lấy ví dụ, Trung Quốc không dùng hệ điều hành Android, còn về Việt Nam thì có thể phải phát triển hệ điều hành đó. Chia sẻ thêm, hiện các phần mềm của Asanzo có thể kể tên như DVT2, S2, C2… là dòng phổ thông, nếu không có thì 63% phần cứng chỉ chiếu sáng không là tivi.

Điều này cũng liên quan đến lý do vì sao Asanzo lấy slogan "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản". Nếu nhìn bề ngoài, toàn bộ linh kiện phần cứng được nhập khẩu từ Trung Quốc, và ông Tam khẳng định không hề lấy slogan "Hàng Việt Nam chất lượng cao" cho sản phẩm tivi của mình. Tuy nhiên, công nghệ Nhật Bản ở đây là phần nghiên cứu đưa ra quy trình, test bo điện, con chip tivi là do phía Nhật Bản cung cấp, và có đơn vị bên đó kiểm định đạt yêu cầu.

Tựu trung, với những luận điểm trên, ông Tam cho rằng việc dán nhãn mác "Made in Vietnam" tại vị trí cuối tivi khi hoàn thiện trên dây chuyền tại nhà máy Asanzo là không vi phạm. Tham chiếu theo công văn 31 của Chính phủ có quy định chung chung về xuất xứ, ghi nhận "xuất xứ Việt Nam chỉ được ghi để cấp CO xuất khẩu và hoàn thuế. Tuy nhiên, công văn này không có bất cứ quy định nào liên quan đến việc nếu sản phẩm lưu hành trong nội địa thì có được ghi xuất xứ Việt Nam hay không.

Do đó, Asanzo theo ông Tam không vi phạm pháp luật, vì không có quy định cụ thể với hàng lưu hành nội địa. Khi được hỏi có một phép so sánh với những đơn vị khác rằng tỷ lệ nội địa bao nhiêu là được dán mác "Made in Vietnam" trên sản phẩm, ông Tam cho rằng có và Công ty ghi là phù hợp.

Chia sẻ thêm về ảnh hưởng đến các đại lý sau scandal trên, ngày đầu tiên 21/6 khi một vài tờ báo đưa tin thì siêu thị Chợ Lớn đã hạ sản phẩm Asanzo xuống kệ, tuy nhiên ngay hôm sau Chợ Lớn dựng lên lại vì khách hàng vẫn có nhu cầu, ông Tam nói: "Tôi không sợ đối mặt với các vấn đề pháp lý mà đau đớn nhất là sự quay lưng của người tiêu dùng".

Tăng tỷ lệ nội địa bằng tự sản xuất bo mạch

Sau tất cả, ông Tam khẳng định định hướng cuối cùng của doanh nghiệp là tiếp tục tăng tỷ lệ nội địa hóa. Asanzo đến nay đã hoạt động được 5 năm thì bản thân cũng muốn nội địa hoá nhiều hơn, nhưng sẽ không làm bất chấp để có được cái danh sản xuất tại Việt Nam.

Ví dụ màn hình thì Việt Nam hoàn toàn có thể làm, ông Tam nói, nhưng không ai làm vì rất ô nhiễm và chi phí đầu tư rất lớn.

Còn tăng tỷ lệ nội địa hoá, tức là tương lai Asanzo hướng đến sẽ sản xuất bo mạch, khi đó tỷ lệ hoá theo ước tính người đứng đầu hãng là hơn 40%. Hiện, máy móc để sản xuất bo mạch đã được Asanzo nhập về, đồng thời nhà máy ở quận 9 đã bắt đầu đầu tư.

Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt, ông chủ Phạm Văn Tam lên tiếng: Chúng tôi không bao giờ làm việc dại dột như vậy! - Ảnh 8.

Bo mạch (màu xanh) hiện đang nhập từ Trung Quốc, tương lai Asanzo sẽ tự sản xuất.

Về nghi án lập công ty "ma" nhập rồi đưa về tiêu thụ Việt Nam...

Với mặt hàng gia dụng, những năm 2015-2017 Asanzo có lắp ráp, đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu về 0% dẫn đến sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài. Do đó, từ cuối năm 2017 Asanzo đã bỏ một số sản phẩm gia dụng, và chuyển lại cho các công ty phụ trợ phát triển, chỉ tập trung làm tivi.

Hiện, Asanzo có hơn 100 công ty phụ trợ được phép dùng thương hiệu Asanzo để sản xuất những phụ trợ bán kèm theo sản phẩm. Theo ông Tam, Asanzo đã có thương hiệu, mọi người có thể gia công ở nước ngoài, tuy nhiên là chuyện của công ty phụ trợ. Công ty nào sai thì công ty đó chịu.

Qua sự cố lần này, ông Tam cho biết hiện quản lý đã qua khoảng 5 tầng kiểm soát nhưng thời gian tới Công ty sẽ rà soát lại, chỉ tiếp tục làm ăn với những đơn vị tốt.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.