ASEAN vượt qua EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc

15/07/2020 10:17
Đông Nam Á đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ buộc chính quyền Bắc Kinh phải tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Đông Nam Á đã tăng 2% trong năm lên tới 297,8 tỷ USD, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết hôm 14/7. Khối ASEAN chiếm 14,7% kim ngạch thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn này, tăng từ 14% vào năm 2019.

Liên minh châu Âu EU, trước đây là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đã chứng kiến ​​tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc giảm 5% trong năm xuống còn 284,1 tỷ USD, một phần do Anh rời khối. 

Mỹ đứng thứ ba, bị sụt giảm 10% về kim ngạch song phương, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên ngày càng xấu đi. EU và Hoa Kỳ lần lượt chiếm 14% và 11,5% tổng thương mại của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020.

Trung Quốc đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng mới ở Đông Nam Á, khi cuộc xung đột với chính quyền Washington ngăn cản họ tiếp cận công nghệ Mỹ. Các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc cũng đang chuyển sản xuất sang Đông Nam Á để tránh thuế nhập khẩu của Mỹ áp lên hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

"Trung Quốc duy trì quan hệ với các nước có giao thương chặt chẽ như Việt Nam, Malaysia và Singapore. Họ là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp điện tử", phát ngôn viên của Tổng cục Hải quan Li Kuiwen nói với các phóng viên.

Chất bán dẫn là mặt hàng đóng góp lớn cho kim ngạch song phương ASEAN - Trung Quốc. Các chuyến hàng chất bán dẫn từ ASEAN đến Trung Quốc tăng 24% và từ Trung Quốc sang ASEAN tăng 29% tính theo CNY.

Mặc dù Mỹ đang tạo áp lực ngăn các công ty bán chip điện tử cho Trung Quốc, nhiều lô hàng vẫn đang đến Trung Quốc thông qua Đông Nam Á. Thương mại cũng tăng vì các công ty Trung Quốc thiết lập các trung tâm sản xuất tại ASEAN để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy trong số này lắp ráp các sản phẩm sử dụng các linh kiện được vận chuyển từ Trung Quốc.

Việt Nam đã phê duyệt 3 tỷ USD đầu tư trực tiếp mới từ Trung Quốc đại lục vào năm 2019, tăng 75% so với cùng kỳ, theo Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam. Trung Quốc đại lục đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Việt Nam.

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã giảm 30% trong nửa đầu năm 2020, nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với đầu tư của Nhật Bản. Tổng thương mại của Trung Quốc với Việt Nam tăng 14% trong 6 tháng, mức tăng lớn nhất so với bất kỳ đối tác thương mại lớn nào.

Trung Quốc và ASEAN đã ban hành một hiệp định thương mại tự do cập nhật vào tháng 10. Thỏa thuận sửa đổi "hạ thấp rào cản về quy tắc xuất xứ, tiền tệ, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực khác, nhân đôi lợi thế của một hiệp định thương mại tự do", ông Li nói.

Trong nỗ lực chống lại lực lượng của Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy thương mại với ASEAN và những nền kinh tế tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường. 

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thương mại giai đoạn một cách đây 6 tháng, trong đó đặt mục tiêu tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc thêm 63,9 tỷ USD trong giai đoạn 2017 đến 2020. Theo kế hoạch này, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đáng ra sẽ tăng lên khoảng 110 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, nhưng con số thực tế chỉ là 56,4 tỷ USD. Các lô hàng đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump chú trọng đã không tăng được nhiều.

Ông Trump cho biết ông chưa nghĩ tới thỏa thuận giai đoạn hai. Có mối lo ngại rằng Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài căng thăng thương mại với Trung Quốc và áp thuế nặng hơn.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
23 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
36 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
17 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
17 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.