Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Tổ Tư vấn Thủ tướng, mức cao nhất có thể đạt đến 7,06%

22/12/2018 17:33
Theo kịch bản 1, trên giả thuyết điều kiện bình thường của nền kinh tế, GDP tăng trưởng trung bình 6,86%/năm cho giai đoạn 2018 – 2020. Kịch bản 2, con số này là 6,91% và kịch bản 3 là 7,06%. Năm 2019, GDP có thể đạt từ 6,9 -7 %, lạm phát dưới 4%.

Ngày 22/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Tổ tư vấn kinh tế. Tham dự buổi họp có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các lãnh đạo bộ, ngành liên quan.

Mở đầu, Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe các ý kiến về các bất cập, hạn chế chưa tháo gỡ được, nhất là "hiến kế" của Tổ tư vấn. Những điều này nhằm tìm giải pháp làm chủ tình hình, phấn đấu để Việt Nam nhanh nhất có thể trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao.

Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Tổ Tư vấn Thủ tướng, mức cao nhất có thể đạt đến 7,06% - Ảnh 1.

Thủ tướng cũng mong muốn được nghe "hiến kế" để làm sao năm 2019 tăng trưởng đạt khoảng 7%, nhưng giữ được mục tiêu ổn định vĩ mô, về những ưu tiên cho năm 2019, cho 5 năm và 10 năm tới hay làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công…

Cho rằng đây là những bài toán lớn, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định tiềm năng của nền kinh tế còn rất lớn và xuất hiện thêm không ít cơ hội mới. Nếu có giải pháp thực thi tốt, tận dụng được cơ hội mới, khai thác tốt hơn tiềm năng của nền kinh tế, trong hai năm tới vẫn có thể tiếp tục đà tăng trưởng.

Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản, theo kịch bản 1, dựa trên giả thuyết điều kiện bình thường của nền kinh tế, GDP tăng trưởng trung bình 6,86%/năm cho giai đoạn 2018 – 2020. Kịch bản 2, con số này là 6,91% và kịch bản 3 là 7,06%. Năm 2019, Việt Nam có thể phấn đấu đạt mức tăng trưởng 6,9 - 7% và lạm phát dưới 4%.

Để đạt được mục tiêu nói trên, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2018 và phải coi đây là hai động lực chính. Ngoài ra, khu vực tư nhân phải có biện pháp mạnh hơn nữa.

Tổ tư vấn kiến nghị ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách, giải pháp tháo gỡ 4 nút thắt căn bản (gồm: vướng mắc triển khai dự  án lớn; trở ngại trong bứt phá khu vực tư nhân; khó khăn của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; nút thắt trong khai thông nguồn lực xã hội), coi đây là những trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo điều hành.

Theo tính toán của Tổ tư vấn, vốn đầu tư tư nhân giai đoạn 2019 – 2020 phải đạt khoảng 15% GDP thì mới đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Tổ tư vấn cũng cho rằng cần tạo áp lực cho các bộ, ngành, địa phương trong thực thi chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Tổ này kiến nghị thay đổi một cách căn bản trong nguyên tắc xây dựng tổ chức bộ máy và phân giao nhiệm vụ cho Chính phủ, bộ ngành và địa phương theo hướng một việc chỉ giao cho một cơ quan, trong cơ quan chỉ giao một đơn vị, trong đơn vị chỉ giao một cá nhân. Đơn vị và các nhân được giao có quyền giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân, việc tham khảo ý kiến do đơn vị, cá nhân có thẩm quyền tự quyết định; xóa bỏ cơ chế "công vụ lồng ghép".

Điều quan trọng, cần phải hành động nhanh, quyết liệt bởi nếu không nhanh thì "dân tộc mình già trước khi giàu".

Ghi nhận các ý kiến của Tổ tư vấn, Thủ tướng cho rằng, các chuyên gia, thành viên của Tổ đã đưa ra nhiều nhận định, nhiều đánh giá sát với thực tế, và có những đề xuất mới, cụ thể, có tính thực tiễn cao.

Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế của Tổ Tư vấn Thủ tướng, mức cao nhất có thể đạt đến 7,06% - Ảnh 2.

Theo Thủ tướng, năm 2018, Việt Nam không chỉ giữ vững mà phát triển khá toàn diện trong bối cảnh quốc tế phức tạp, nhất là giữ được ổn định vĩ mô, tăng trưởng cao, mang lại niềm tin lớn cho gần 100 triệu dân. Thủ tướng nhấn mạnh sự "bứt phá" trong khẩu hiệu hành động năm 2019.

Đối với giải pháp, Thủ tướng nhất trí cho rằng, cần phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng, xử lý ngay những tồn tại, vướng mắc, tháo các điểm nghẽn cho phát triển. Phải thực sự coi khoa học công nghệ là động lực đột phá.

Thủ tướng nhất trí đề xuất liên quan đến triển khai công nghệ 5G và giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đề án, "chúng ta phải quyết tâm, không chấp nhận để kéo dài tình trạng người Việt Nam kéo nhau ra nước ngoài khởi nghiệp vì chúng ta thiếu môi trường hỗ trợ cho sản phẩm sáng tạo". Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn tham mưu thêm về nội dung này.

Ông cũng giao Bộ KHĐT nghiên cứu, tiếp thu chọn lọc các ý kiến xác đáng, đưa vào dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về các giải pháp chỉ  đạo, điều hành năm 2019 và Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về giải pháp dài hạn, Thủ tướng đề nghị Tổ tư vấn dành thêm thời gian, tâm trí đối với một số công việc như đóng góp vào dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn xa hơn cũng như Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
9 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
10 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
11 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
11 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
11 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Người dân nền kinh tế số 1 Đông Nam Á sẽ thích mê mẫu xe VinFast này: Không phải vua doanh số ở Việt Nam
11 giờ trước
CEO VinFast châu Á cho rằng mẫu xe này sẽ chiếm được cảm tình người dân Indonesia.
Đối thủ cứng của Wuling Mini EV có bản nâng cấp tại Trung Quốc: Sạc 1 lần chạy 210km, giá tương đương 169 triệu
12 giờ trước
Mẫu xe điện mini này được tinh chỉnh cả về ngoại hình lẫn công nghệ.
"Ngôi sao tầm trung" vừa lên kệ ở Việt Nam: Ít đối thủ tầm giá 6 triệu, AI ấn tượng, đẹp như Galaxy S25
1 ngày trước
Smartphone tầm trung này sở hữu khá nhiều ưu điểm so với các đối thủ cùng phân khúc.
Trung tâm Logistics Quốc tế hàng đầu miền Bắc - Nâng tầm chuỗi cung ứng khu vực
1 ngày trước
Định vị là trung tâm logistics hiện đại hàng đầu miền Bắc, dự án tiên phong triển khai giải pháp logistics toàn diện theo tiêu chuẩn xanh - thông minh, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh quốc gia trong dòng chảy thương mại quốc tế.