Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: “Tôi chỉ mong đối thoại với chồng để đưa anh đi chữa bệnh, khôi phục lại Trung Nguyên”

23/03/2018 12:49
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo vừa đưa ra thông báo đầu tiên về những tranh chấp triền miên tại Trung Nguyên. Theo bà Thảo, mọi biến cố xảy ra sau khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ có vấn đề bất thường về sức khỏe.

Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, mọi biến cố của Trung Nguyên bắt đầu từ sau 2014.

Từ mô hình tiêu biểu của công ty gia đình đến cái kết buồn của Trung Nguyên

Năm 1998, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo kết hôn và cùng khởi nghiệp, chung tay gây dựng Trung Nguyên trở thành một trong những Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam. Đây là mô hình tiêu biểu của công ty gia đình, theo đó, 2 vợ chồng cùng sở hữu 93% tài sản hữu hình và vô hình (bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ về các thương hiệu Trung Nguyên và G7) của Tập đoàn (TNG).

Năm 2014, sau khi kết thúc 49 ngày thiền định và nhịn ăn tại trang trại M’dark (Buôn Mê Thuột), ông Vũ có những biến đổi bất thường về sức khỏe, dẫn đến nhiều biến cố trong gia đình và nội bộ TNG. Kể từ thời điểm này, ông Vũ rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng, ở công ty và gia đình.

Tháng 4/2015, TNG đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Thảo tại TNG. Tuy nhiên, riêng trong hoạt động kinh doanh quốc tế, bà Thảo vẫn tiếp tục điều hành công ty Trung Nguyen International tại Singapore. Cũng từ thời gian đó cho đến nay, mọi hoạt động hàng ngày của TNG đều giao cho cấp dưới quản lý.

Đỉnh điểm vào tháng 10/2015, cấp dưới của ông Vũ bỗng nhiên ban hành lệnh cấm xuất hàng, không cho xuất khẩu các sản phẩm cà phê của TNG đến các thị trường quốc tế. Việc làm này dẫn đến 44 đơn hàng với tổng giá trị lên đến hơn 4,8 triệu đô la Mỹ của TNG đã không thể giao được cho đối tác đúng thời hạn. Đây là điều hết sức nguy hại cho hoạt động kinh doanh và uy tín của TNG trên thị trường quốc tế: TNG không những phải chịu phạt và bồi thường theo quy định của các hợp đồng thương mại quốc tế, mà còn đứng trước nguy cơ bị phá hủy hệ thống phân phối quốc tế mất hàng chục năm mới xây dựng được.

Xuất khẩu của Trung Nguyên nguy cấp

Trước những rối ren trong nội bộ do việc ông Vũ gần như vắng bóng tại công ty, lo ngại con dấu bị nhóm người xấu lợi dụng và hoạt động xuất khẩu gần như bị tê liệt hoàn toàn liên tục trong nhiều tháng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhiều lần khuyên nài ông Vũ đi kiểm tra sức khỏe và chữa bệnh. Đồng thời, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên (viết tắt "Trung Nguyên IC" là đơn vị quản lý trực tiếp các nhà máy sản xuất các sản phẩm cà phê mang thương hiệu G7) đã nhiều lần có văn bản yêu cầu bàn giao con dấu của Trung Nguyên IC và đã đích thân đến TNG để lấy con dấu. Do biết rõ bà Thảo là chủ của Trung Nguyên nên nhân viên thư ký đã giao toàn bộ con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tập đoàn cho bà.

Sau khi đã đưa TNG khỏi nguy cơ bị phá vỡ hệ thống phân phối quốc tế, nhiều lần bà Thảo đề nghị bàn giao lại con dấu và các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các Công ty, tuy nhiên phía TNG từ chối không nhận lại (việc này được ghi trong 2 "vi bằng" của văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh).

Trên thực tế, ngay sau đó, TNG cũng đã tự làm lại các con dấu và giấy phép kinh doanh tại thời điểm này và sử dụng cho mọi hoạt động kinh doanh của TNG bình thường từ đó cho đến nay.

Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Nguyên nhân gì khiến TNG, đứng dưới tên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, liên tục thực hiện nhiều vụ kiện chống lại bà Thảo, trong khi đó, suốt gần 4 năm qua, ông chủ cũng gần như vắng bóng tại Tập đoàn này? Là người đồng sáng lập và đồng sở hữu TNG, bà Diệp Thảo sẽ gửi đơn kháng cáo đến Tòa án để làm rõ sự việc và đề nghị được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Trong mọi nỗ lực, bà vẫn mong muốn được đối thoại với chồng, giúp ông hồi phục sức khỏe và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của TNG.

Liên quan đến thông tin vắng mặt trong buổi xét xử, phía bà Diệp Thảo cũng hoàn toàn không biết về vụ xét xử này cho đến khi báo chí đăng tin chiều hôm qua 21/3.

Trước đó, ngày 22/9/2017, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vụ kiện với phán quyết như sau: Thứ nhất, hủy Quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc Thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Thứ hai, khôi phục tư cách Phó Tổng Giám đốc của bà trong TNG và yêu cầu không được ngăn cấm bà Thảo điều hành và quản lý tại Tập đoàn Trung Nguyên này.

Tuy nhiên, ngày 10/10/2017, TNG đã gửi đơn kháng cáo bản án này và tiếp tục ra Quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Diệp Thảo.

Ngày 7/2/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án Tuy nhiên, ngay trước phiên xét xử, TNG đã có đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm nhằm cố tình kéo dài vụ án, quyết tâm ngăn cản sự trở về của bà chủ Trung Nguyên.

Theo quy định của pháp luật, khi chưa có quyết định ly hôn của tòa án, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn là hôn phối chính thức và hợp pháp của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Cả hai vợ chồng có đồng quyền sở hữu hơn 93% tại các công ty con khác với tư cách là tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.