Ba lý do vì sao loài người nên lo ngại một cuộc "Đại chiến thế giới" có thể nổ ra

13/11/2018 20:15
Hòa bình luôn mong manh hơn những gì chúng ta nhìn thấy.

Cuộc xung đột của Đế chế Áo - Hung được khơi mào với tuyên bố của Áo - Hung về cuộc chiến chống lại Serbia vào tháng 7 năm 1914, sau vụ ám sát Hoàng tử nước Áo Franz Ferdinand. Hậu quả là hơn 15 triệu người đã thiệt mạng, sự sụp đổ của bốn đế chế và chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít lên ngôi tại một số quốc gia hàng đầu châu Âu, cùng sự xuất hiện và rút lui của nước Mỹ với vai trò là một cường quốc toàn cầu. Hơn nữa là sự phát triển khác đã thay đổi cả thế kỷ 20.

Chiến tranh Thế giới thứ nhất là "sự náo động... sự biến động của tự nhiên", Bộ trưởng Bộ Tài chính David Lloyd George nói, "một trận động đất đang khiến những tảng đá cuộc sống của châu Âu rung chuyển". Mặc dù cuộc xung đột này đã kết thúc cả thế kỷ trước, nhưng nó vẫn mang đến ba bài học quan trọng liên quan đến thế giới ngày một rối loạn của chúng tay ngày nay.

Bài học đầu tiên là, hoà bình luôn luôn mong manh hơn những gì chúng ta thấy. Vào năm 1914, châu Âu không trải qua một cuộc xung đột toàn diện kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Napoleon từ một thế kỷ trước đó. Một số nhà quan sát tin rằng sự trở lại của cuộc đổ máu đầy thảm khốc như vậy là gần như không thể. Tác gia người Anh - Norman Angell kể lại, chỉ vài năm trước khi Thế chiến I diễn ra, rằng những gì chúng ta bây giờ gọi là toàn cầu hoá đã khiến sự xung đột quyền lực trở nên lỗi thời. Ông lập luận, chiến tranh đã trở nên vô ích bởi hoà bình và mối liên hệ kinh tế, tài chính ngày càng cao giữa các quốc gia châu Âu lớn đã tạo nên sự thịnh vượng.

Angell có tư tưởng tích cực, tin rằng thông tin liên lạc được cải thiện đã gắn kết nhân loại với nhau, rằng sự phân xử mang tính quốc tế khiến các cuộc chiến tranh không cần thiết và rằng chủ nghĩa dân tộc bị đàn áp bởi những ý thức hệ mới hơn, có tính giác ngộ hơn và cải thiện hình thức hợp tác quốc tế.

Sự bùng nổ của Thế chiến I cho thấy rằng những xu hướng này không đảm bảo cho sự hoà bình, bởi tất cả những yếu tố đó rất dễ bị các lực lượng xung đột và cạnh tranh đen tối "vượt mặt".

Nếu giả định rằng cuộc chiến giữa các cường quốc hiện nay không thể xảy ra - rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ tự động kìm nén những căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, sự giác ngộ của con người sẽ mang chủ nghĩa dân tộc và xâm lược đến các giai đoạn của lịch sử - và chúng ta cũng vậy, hoà bình của chính chúng ta còn mong manh hơn những gì từng nghĩ.

Thứ hai, Thế chiến I nhắc nhở chúng ta rằng khi hoà bình được thiết lập và trật tự quốc tế sụp đổ, hậu quả có thể tồi tệ hơn hầu hết mọi người tưởng tượng. Ngay cả khi sau Thế chiến I nổ ra, nhiều nhà quan sát tin rằng thời gian diễn ra của nó sẽ không dài và những ảnh hưởng cũng chỉ là hạn chế.

Vào tháng 9 năm 1914, tờ the Economists đã thuyết phục các độc giả về "khả năng kinh tế và tài chính sẽ khiến những động thái thù địch diễn ra trong vài tháng nữa với quy mô hiện tại". Tuy nhiên, dự đoán này hoàn tài sai, bởi "nguồn cơn" của sự bùng phát này đã tạo ra nhiều sự lạc quan trong nhiều năm, trước khi chiến tranh có tác động thảm khốc hơn.

Sự phát triển của nhiều quốc gia hiện đại đã giúp những nhà cai trị của châu Âu có khả năng đánh thuế và thống kê dân số hiệu quả hơn và mặt khác là duy trì cuộc xung đột này lâu hơn dự kiến. Những đột phá trong công nghệp và công nghệ của thời đại hiện nay tạo điều kiện cho sự thảm sát trên quy mô lớn.

Thế chiến I cũng không quá khác biệt, rất nhiều cuộc chiến tranh giữa những cường quốc đã phá vỡ hệ thống quốc tế. Một khi trật tự hiện tại sụp đổ, thì sẽ không còn dự đoán nào cho những gì xảy ra sau đó nữa. Khi người Mỹ xem xét về mức độ mạnh mẽ để bảo vệ trật tự quốc tế mà đất nước họ tạo ra để chống lại áp lực ngày càng lớn đến từ các cường quốc như Trung Quốc và Nga thì bài học này rất đáng lưu ý.

Vì thế, bài học thứ ba là, khi Mỹ rút lui khỏi thế giới, kết cục có thể sẽ tốt đẹp nhưng với cái giá phải trả rất lớn. Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của kinh tế châu Âu trong những năm 1920. Tuy nhiên, nước này từ chối ký kết những cam kết về chiến lược và quân sự dài hạn mà cuối cùng vẫn phải thực hiện sau Thế chiến II.

Mỹ có động thái như vậy là bởi những lý do dường như khá dễ hiểu vào thời điểm đó. Đã có thái độ miễn cưỡng lan rộng trong việc bãi bỏ truyền thống rắc rối ở châu Âu, cũng như lo ngại rằng các thành viên của Liên Hợp Quốc sẽ làm suy yếu chủ quyền của Mỹ và chiếm đoạt các đặc quyền trong hiến pháp của Quốc hội đối với việc tuyên chiến. Hơn hết đó là sự tự mãn trong chiến lược sau sự thất bại của Đức và các đồng minh dường như đã đẩy lùi những mối nguy liên quan đến địa chính trị.

Tuy nhiên, lịch sử từ những năm 1930 và 1940 đã chứng minh rằng những mối nguy hiểm mới và thậm chí còn lớn hơn có thể đã được ngăn chặn bằng những nỗ lực kịp thời của các nền dân chủ. Mặc dù Mỹ và các đồng minh cuối cùng đã đánh bại được Berlin trong Thế chiến II, thì họ chỉ có thể làm như vậy với cái giá của những sinh mạng, tài sản và sự tàn phá diện rộng.

Đó là lý do tại sao Mỹ lựa chọn việc can thiệp sâu sắc vào những vấn đề của châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương và nhiều vùng trọng điểm khác sau năm 1945. Bởi các quan chức Mỹ biết rằng địa chính trị cũng giống như trong y học, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Tại một thời điểm khi tương lai của Mỹ đối với những cam kết lãnh đạo quốc tế được đề cập trở lại, đây có lẽ là cái nhìn sâu sắc nhất về Thế chiến I.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.