Bà Mai Kiều Liên khẳng định dù ngành sữa tăng trưởng âm thì Vinamilk vẫn lấy được thị phần, vậy họ quản trị bằng bí quyết nào?

20/04/2019 10:14
Thực hiện cam kết liêm chính trong kinh doanh, kiên quyết trước khủng hoảng truyền thông, phát huy ưu thế hiếm có của mô hình quản trị, Vinamilk tiếp tục mở rộng thêm 0,9% thị phần, đóng góp vào ngân sách quốc gia 4.273 tỉ đồng, đem sữa phục vụ cho Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Tòa án Tối cao, bất chấp ngành sữa có thời điểm tăng trưởng âm.

Sản phẩm có mặt ở Văn phòng Chính phủ, Quốc hội, Tòa án Tối cao

Chia sẻ với cổ đông tại thông điệp đầu năm 2019, bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc của Vinamilk thừa nhận tình hình kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm bất thường của ngành hàng tiêu dùng (FMCG) nói chung và ngành sữa nói riêng.

Theo phân tích của Nielsen, ngành FMCG cùng ngành sữa bắt đầu rơi vào quỹ đạo suy giảm từ quý 3 năm 2017, tạo đáy trong quý 1 năm 2018 và chỉ mới chứng kiến xu hướng hồi phục nhẹ vào quý liền kề.

Nhu cầu tiêu dùng sữa tăng trưởng âm ở khu vực thành thị do người Việt Nam đang chuyển đổi xu hướng tiêu dùng theo các nước phát triển ở EU và Mỹ, tức là tập trung vào các dòng sữa có hàm lượng dinh dưỡng cao, dòng sữa cao cấp, thay thế từ thực vật.

Ngoài ra, hệ thống phân phối bị ảnh hưởng bởi các nhà phân phối sỉ đi tìm cơ hội đầu tư khác từ thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng trong các tháng đầu năm 2018.

Mặc dù doanh thu hợp nhất chỉ tăng khoảng 3% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm nhẹ 0,7% nhưng thị phần Vinamilk vẫn tăng thêm 0,9% và tiếp tục chiếm giữ ngôi vị quán quân ngành sữa

Trong báo cáo phát triển bền vững năm 2018 trình Đại hội cổ đông vào ngày 19-4, vị nữ tướng ngành sữa khẳng định: "Kể cả năm mà ngành sữa tăng trưởng âm thì Vinamilk vẫn lấy được thị phần".

Năm tài chính 2018 kết thúc, Vinamilk đóng góp vào ngân sách quốc gia 4.273 tỉ đồng, trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 42%, duy trì năm thứ ba liên tiếp nộp ngân sách trên 4.000 tỉ đồng.

Mức độ nhận diện thương hiệu của Vinamilk được tăng cường khi doanh nghiệp này công bố việc đem sản phẩm của mình đến phục vụ cho Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Tòa án Tối cao vào năm 2018.

Bà Mai Kiều Liên khẳng định dù ngành sữa tăng trưởng âm thì Vinamilk vẫn lấy được thị phần, vậy họ quản trị bằng bí quyết nào? - Ảnh 1.

Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc của Vinamilk khẳng định : "Kể cả năm mà ngành sữa tăng trưởng âm thì Vinamilk vẫn lấy được thị phần"

Giải pháp của Vinamilk: Bộ máy quản trị hiệu quả, kiên quyết xử lý khủng hoảng truyền thông, phòng chống tham nhũng

Trong cơ cấu Hội đồng quản trị, Vinamilk chia thành 4 tiểu bang, bao gồm chiến lược, nhân sự, lương thưởng, kiểm toán.

Mô hình quản trị cấp cao của doanh nghiệp đứng đầu ngành sữa phản ánh được sự tối ưu của thống nhất điều hành và phân công chuyên biệt.

Tổng giám đốc đóng vai trò quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống, có thẩm quyền trực tiếp với 11 giám đốc phụ trách 11 mảng hoạt động kinh doanh của Vinamilk. Vinamilk không duy trì hoặc không thể hiện chính thức vị trí phó tổng như những doanh nghiệp khác.

Mô hình quản trị hệ thống này gần với cách thức vận hành mô hình quản lý công hiện đại của nền hành chính ở nhiều nước phát triển. Theo đó, việc tản quyền từ vị trí quản lý đầu não xuống cấp phó trung gian rồi mới đến cấp thừa hành chuyên môn là rất hạn chế.

Thẩm quyền cấp phó bị tiết giảm triệt để nhằm tránh sự điều hành rườm rà, cục bộ và đùn đẩy trách nhiệm. Cơ chế này tạo điều kiện cho cấp thừa hành tự chủ về mặt chuyên môn và giúp thông tin quản lý thống nhất một đầu mối.

Vinamilk chỉ có hai vị giám đốc là giám đốc kiểm toán nội bộgiám đốc kiểm soát nội bộ - quản lý rủi ro thực hiện chức năng đặc thù, trực thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Ở một phương diện khác, trong vụ việc "lùm xùm" liên quan đến chương trình sữa học đường của Hà Nội thời gian gần đây, bà Mai Kiều Liên xác nhận sẽ khởi kiện dân sự đối với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, nhằm "xử lý thích đáng hành vi truyền thông sai sự thật, gây phương hại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, cũng như làm hoang mang trong dư luận xã hội".

Với quan điểm cứng rắn trước khủng hoảng truyền thông, vị nữ tướng này cho rằng : "Nếu ai cạnh tranh không công bằng thì người đó sẽ lãnh hậu quả. Chúng tôi không khơi dậy cuộc chiến, nhưng ai động đến thương hiệu Vinamilk, bôi nhọ thương hiệu Việt là không thể chấp nhận được".

Động thái xử lý khủng hoảng truyền thông cũng gắn với triết lý xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính để doanh nghiệp phát triển bền vững mà Vinamilk đang xây dựng. Báo cáo phát triển bền vững năm 2018 của doanh nghiệp bày tỏ rất rõ quan điểm về gian lận và tham nhũng tại trang 162.

Bà Mai Kiều Liên chính là người đứng đầu Uỷ ban Tuân thủ, trực tiếp phòng ngừa và xử lý các trường hợp tiêu cực, công bố luôn cả hotline phản ánh thông tin. Bên cạnh đó, Vinamilk còn áp dụng chế độ kê khai xung đột lợi ích đối với các cấp lãnh đạo, các đối tác lớn, các nhà phân phối.

Chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc

Sau khi đầu tư mua 51% cổ phần tại Lao-Jagro Xienghuoang Development Co.,Ltd để phát triển trang trại bò sữa hữu cơ organic quy mô 4.000 con giai đoạn I, Vinamilk khẳng định sẽ tiếp tục M&A với các công ty sữa nước ngoài trong năm 2019 nhằm mở rộng thị phần, tăng doanh số.

Doanh nghiệp này tuyên bố rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi tiền đề cho việc xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Trước đó, Vinamilk từng tham dự 12 hội chợ quốc tế, đặc biệt là gian hàng tại Hội chợ thực phẩm Trung Quốc.

Trên thị trường chứng khoán, Vinamilk đứng thứ ba về giá trị vốn hóa, đạt con số 208.969 tỉ đồng, tương đương khoảng 9 tỉ USD.

Năm tài chính 2018 chứng kiến cổ phiếu VNM diễn biến khá đồng nhịp với VN Index, có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch bình quân từ trên 15 triệu đến 25 triệu cổ phiếu mỗi tháng.

Cổ phiếu hàng đầu ngành sữa thu hút mối quan tâm rất lớn của nhiều nhà đầu tư tên tuổi như F&N Dairy Investments Pte Ltd, Platinum Victory Pte, Ltd, Goverment of Singapore...

Khởi đầu với ba nhà máy sữa được thành lập vào năm 1976 (Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac), hiện tại, Vinamilk đã có 13 nhà máy trong nước, 2 nhà máy ở nước ngoài, sản phẩm lên kệ 3.209 siêu thị lớn nhỏ tại quốc nội và hiện diện ở 49 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ước tính tới năm 2021, tổng số lượng bò tại các trang trại của Vinamilk là 44.400 con.

Trong năm vừa qua, Vinamilk đã vươn tới các thị trường xa xôi và kín tiếng như Timo Leste, Cameroon, Sierraleon, đồng thời vươn lên dẫn đầu top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam theo khảo sát của Anphabe.

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
56 phút trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
23 phút trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
40 phút trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
33 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
2 giờ trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.