Bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt, Cường Đô la sẽ thay mẹ điều hành Quốc Cường Gia Lai?

23/07/2024 09:44
Ai sẽ là người điều hành Quốc Cường Gia Lai sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt? Liệu Cường Đô la có thể ngồi vào ghế của mẹ mình, điều hành công ty vượt qua giai đoạn sóng gió hiện nay?

Liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, bắt tạm giam hôm qua (ngày 22/7), CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG), trong thông cáo phát đi đã khẳng định, vụ việc trên không làm thay đổi, ảnh hưởng đến kế hoạch, chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty và sớm tìm người phụ trách điều hành trong thời gian sớm nhất.

"Các quyền lợi, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng, cổ đông, đối tác đang có giao dịch, hợp tác với công ty vẫn được đảm bảo. Hiện tại, công ty vẫn hoạt động bình thường. Các hoạt động kinh doanh và giao dịch với đối tác vẫn đang được thực hiện", trích thông cáo của QCG.

Đáng chú ý, HĐQT cho biết sẽ sớm tìm người phụ trách điều hành công ty trong thời gian sớm nhất để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến QCG, đảm bảo hoạt động bình thường của QCG. Tại thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, bà Loan đang đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc (CEO), Thành viên HĐQT tại QCG.

Cường Đô la sẽ là "ứng cử viên sáng giá" duy nhất thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan?

Một ứng viên được cho là sáng giá nhất thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan, đó là ông Nguyễn Quốc Cường (tức Cường Đô la), con trai bà Loan (SN 1982) sẽ trở lại và đảm nhiệm các vị trí tại Quốc Cường Gia Lai.

Thông tin tại bản cáo bạch của QCG cho thấy, giai đoạn 2004 - 2006, Cường Đô la giữ vị trí Phó Giám đốc Doanh nghiệp Tư doanh Quốc Cường. Tại thời điểm này, Cường Đô la mới chạm ngưỡng 22 tuổi.

Từ năm 2006, Cường Đô la đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc QCG và xuất hiện trong HĐQT của QCG từ năm 2008.

Năm 2010, khi Quốc Cường Gia Lai được niêm yết trên sàn chứng khoán, Cường Đô la đồng thời là người công bố thông tin tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến ngày 16/11/2018, Cường Đô la bất ngờ rút khỏi tất cả vị trí tại QCG, rẽ hướng sang kinh doanh bất động sản và thành lập Chánh Nghĩa Quốc Cường.

Dữ liệu tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Chánh Nghĩa Quốc Cường được thành lập ngày 25/9/2018.

Tại báo cáo thay đổi ngày 31/1/2019, bà Loan là người đại diện pháp luật, đồng thời vị trí giữ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

Chánh Nghĩa Quốc Cường có vốn điều lệ 1.169 tỷ đồng với 3 cổ đông sáng lập là Quốc Cường Gia Lai do bà Loan đại diện và hai cá nhân gồm ông Vương Kim Soa và bà Lý Kim Hoa. Tỷ lệ sở hữu ban đầu của QCG tại Chánh Nghĩa Quốc Cường là 74,68%.

Thay đổi thông tin doanh nghiệp tại tháng 1/2019 cũng cho thấy, Chánh Nghĩa Quốc Cường giảm 63% vốn, từ 1.169 tỷ đồng về còn 428 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của Quốc Cường Gia Lai cũng giảm 43,84% về còn 30,84%. Hai cá nhân còn lại gồm ông Soa và bà Hoa cùng tăng sở hữu lên mức 34,6%.

Đầu năm 2019, bà Loan "trao" quyền đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc cho Cường Đô la. Tháng 3/2019, Chánh Nghĩa Quốc Cường tăng vốn điều lệ từ 428 tỷ đồng lên 708 tỷ đồng.

Trong đó, dữ liệu cho thấy, 576 tỷ đồng góp bằng giá trị quyền sử dụng đất, tương ứng 81,4%. Thời điểm này, Quốc Cường Gia Lai không rót thêm tiền vào việc tăng vốn nên tỷ lệ sở hữu giảm về 18,6%.

Đối chiếu với BCTC hợp nhất năm 2019 của QCG được kiểm toán bởi Kiểm toán và Tư vấn A&C, thuyết minh chi tiết cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2019, giá trị vốn góp của QCG vào Chánh Nghĩa Quốc Cường là 132 tỷ đồng, tương ứng sở hữu 18,64% vốn điều lệ.

Đầu năm 2020, Quốc Cường Gia Lai công bố hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 18,6% vốn tại Chánh Nghĩa Quốc Cường với giá 132 tỷ đồng. Như vậy, bà Loan và QCG không còn liên quan tới Chánh Nghĩa Quốc Cường.

Đến tháng 8/2020, Chánh Nghĩa Quốc Cường đổi tên thành CTCP C-Holdings và tăng vốn từ 708 tỷ đồng lên 850 tỷ đồng. Đáng chú ý, bà Đàm Thu Trang - vợ Cường Đô la cũng xuất hiện trong danh sách thông tin về người quản lý doanh nghiệp cùng Cường Đô la với cương vị là Thành viên HĐQT.

Hiện tại, Nguyễn Quốc Cường là người đại diện pháp luật, cũng là Tổng Giám đốc của CTCP Chánh Nghĩa Quốc Cường (C - Holdings).

Ứng viên Lại Thế Hà, "đối thủ" của Cường Đô la?

Ngoài Cường Đô la, một "ứng cử viên" khác được nhiều nhà đầu tư quan tâm là ông Lại Thế Hà - Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc QCG (thông tin tại BCTC hợp nhất năm 2023 được kiểm toán bởi Kiểm toán DFK Việt Nam).

Ông Lại Thế Hà sinh ngày 3/8/1956, quê quán tại Nghĩa Hưng, Nam Định. Ông Hà có trình độ chuyên môn là Cử nhân lâm nghiệp. Trước khi đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao của QCG, ông Hà từng "đồng hành" cùng bà Loan tại Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường trong vai trò là Phó Giám đốc.

Ông đã thay thế bà Nguyễn Thị Như Loan, đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai kể từ năm 2020 để đáp ứng Nghị định số 71/2017/NĐ-CP với nội dung kể từ 1/8/2020, Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc. Qua đó, bà Loan tiếp tục giữ chức vụ Tổng Giám đốc công ty này.

Tại báo cáo thường niên năm 2022 của QCG (báo cáo thường niên năm 2023 chưa được công bố), ông Hà sở hữu và đại diện sở hữu 597.500 cổ phần, chiếm 0,21% vốn điều lệ QCG. Ngoài ra, thông tin tại báo cáo này cũng cho thấy, ông Hà còn là Giám đốc CTCP Đầu tư xây dựng Thủy điện Quốc Cường.

Ngoài ông Hà, hai con gái của ông là bà Lại Thị Hoàng Yến và Lại Thị Hương Giang cũng là cổ đông tại QCG.

Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 của QCG cho thấy, QCG có khoản phải thu của khách hàng là bà Lại Thị Hoàng Yến trị giá 3,82 tỷ đồng.

Ngoài ra, các pháp nhân khác cũng liên quan đến con của ông Hà là Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phạm Gia (doanh nghiệp do bà Yến là người đại diện theo pháp luật và sở hữu hơn 49% vốn điều lệ - cập nhật thay đổi năm 2018) và Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Đầu tư Phát triển nhà Hưng Thịnh (doanh nghiệp do bà Giang góp 28% vốn).

Cụ thể, tại BCTC hợp nhất quý I/2024, QCG đã trả trước người bán là Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Đầu tư Phát triển nhà Hưng Thịnh do xây dựng là 108,93 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, QCG có khoản phải trả người bán ngắn hạn cho Phát triển nhà Hưng Thịnh gần 3,5 tỷ đồng. Không chỉ vậy, QCG cũng có khoản phải trả cho Nhà Phạm Gia là 152,84 tỷ đồng; 2 bố con ông Hà (do mượn tiền), bao gồm: 18,22 tỷ đồng cho ông Hà, 9 tỷ đồng cho bà Lại Thị Hoàng Yến.

Nhưng, Nghị định số 71/2017/NĐ-CP với nội dung kể từ 1/8/2020 quy định, Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc. Như vậy, với việc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc QCG, ông Lại Thế Hà không thể thay thế vị trí của bà Loan tại Quốc Cường Gia Lai (QCG).

Theo BCTC hợp nhất năm 2023, nếu điều kiện người HĐQT tìm kiếm để thay thế bà Loan không phải là Cường Đô la và là lãnh đạo cấp cao hiện tại của QCG, những "ứng cử viên sáng giá" còn lại bao gồm: bà Trịnh Thị Mỹ Hạnh - Thành viên HĐQT; ông Lại THế Hiển - Thành viên HĐQT độc lập.

Và nhân sự cấp cao thuộc Ban Kiểm soát, cụ thể: Ông Đào Quang Diệu - Trưởng ban; bà Trần Thị Thu Thủy, bà Phạm Thị Thùy Trang - Thành viên Ban Kiểm soát.

Tin mới

Chanh leo Việt Nam, mận Australia được mở thông thị trường
51 phút trước
Australia đã đạt được bước tiến nữa cho ngành trồng trọt của nước này khi thông báo đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu quả mận sang Việt Nam trong thời gian tới.
Nghề 'hot' sau bão ở Hạ Long, ngồi chơi cũng kiếm tiền triệu
39 phút trước
Sau bão YAGI (bão số 3) hàng nghìn cần thủ ở Hạ Long (Quảng Ninh) kéo nhau đi câu cá 'khủng' như song, vược, chim... bị sổng từ các lồng bè nuôi biển của ngư dân. Mỗi ngày các cần thủ kiếm được tiền triệu, cá biệt có nhiều người may mắn kiếm được cả chục triệu đồng.
Giá cây sầu riêng giống tăng mạnh do cung không đủ cầu
2 phút trước
Do cung không đủ cầu nên vào thời điểm này giá cây sầu riêng giống tại các cơ sở cung cấp cây giống ở tỉnh Hậu Giang đang tăng mạnh.
Thêm tin vui cho gạo Việt Nam
53 phút trước
Indonesia – thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam - vừa công bố mời thầu gần nửa triệu tấn gạo, yêu cầu nhận hàng trong tháng 10 và 11
Thủy điện Thác Bà vẫn phải xả tràn 2 cửa; 120.000 hộ dân mất điện
15 giờ trước
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến thời điểm 11 giờ ngày 16/9, các nhà máy thủy điện tại miền Bắc hoạt động ổn định, an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Sức hút của biểu tượng Mercedes-Benz E-Class đến từ đâu?
17 giờ trước
Nếu những chiếc SUV được tạo ra dành cho sự khám phá, tìm tòi và mạo hiểm, thì những chiếc sedan nói chung, hay E-Class nói riêng chính là biểu tượng cho sự xa xỉ nguyên bản nhất, không phô trương, không bứt tốc mạnh mẽ nhưng luôn tỏa sáng ở dạng thức đẳng cấp nhất.
Bán xe VinFast ủng hộ đồng bào lũ lụt, Quang Hải, Chu Thanh Huyền đang đi xe gì?
21 giờ trước
Bên cạnh VinFast VF3 vừa rao bán, vợ chồng Quang Hải - Chu Thanh Huyền còn sở hữu mẫu xe sang có giá lên đến 2,399 tỷ đồng.
Ô tô điện rẻ nhất Việt Nam có thêm phiên bản nâng cấp: Ngoại thất lột xác hoàn toàn, giá dự kiến 110 triệu đồng
23 giờ trước
Ngoại thất của Wuling Hongguang Mini EV bản nâng cấp khiến nhiều người liên tưởng đến đàn anh Wuling Bingo.
“Kỷ nguyên vàng son" của các hãng sản xuất ô tô nước ngoài tại Trung Quốc dần khép lại
1 ngày trước
Nhiều nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã buộc phải tái cấu trúc hoặc đóng cửa hoạt động tại Trung Quốc.