'Bà nội trợ Ấn Độ' vượt qua tỷ phú Trung Quốc, trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á

30/07/2022 15:53
Tỷ phú Savitri Jindal người Ấn Độ đang nắm giữ danh hiệu người phụ nữ giàu nhất châu Á với tài sản 11,3 tỷ USD. Trước khi tiếp quản đế chế kinh doanh của chồng, bà Jindal làm nội trợ.

Tỷ phú bất động sản Trung Quốc - Dương Huệ Nghiên, đã không còn là người phụ nữ giàu nhất châu Á. Vị trí dẫn đầu đang thuộc về tỷ phú Savitri Jindal người Ấn Độ, điều hành Jindal Group với khối tài sản 11,3 tỷ USD. Đây là doanh nghiệp kinh doanh các ngành công nghiệp bao gồm kim loại và sản xuất điện. Ngoài ra, Jindal nay cũng giàu hơn bà Phan Hồng Vy - tỷ phú sở hữu công ty sợi hóa học Hengli Petrochemical Co.

Bà Jindal (72 tuổi) là người phụ nữ giàu nhất Ấn Độ và là người giàu thứ 10 ở quốc gia 1,4 tỷ dân. Bà đảm nhiệm chức chủ tịch của Jindal Group sau khi chồng bà - nhà sáng lập OP Jindal, qua đời trong một vụ tai nạn trực thăng vào năm 2005. Trước khi tiếp quản đế chế kinh doanh, Jindal chỉ làm nội trợ.

Trong những năm gần đây, giá trị tài sản của bà Jindal biến động dữ dội. Bà chỉ sở hữu 3,2 tỷ USD vào tháng 4/2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, sau đó tài sản tăng lên mức cao nhất là 15,6 tỷ USD vào tháng 4/2020 khi mâu thuẫn Nga - Ukraine đẩy giá hàng hóa tăng vọt.

Bà nội trợ Ấn Độ vượt qua tỷ phú Trung Quốc, trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á - Ảnh 1.

Phần lớn tài sản của bà Jindal đến từ OP Jindal. Jindal là công ty sản xuất thép lớn thứ 3 ở Ấn Độ và hoạt động cả ở lĩnh vực xi măng, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tập đoàn có trụ sở tại New Delhi điều hành các công ty thép, khai thác mỏ và điện, có cổ phần trong các công ty bao gồm: JSW Steel, Jindal Steel & Power, JSW Energy, Jindal Saw, Jindal Stainless và công ty đầu tư JSW Holdings. OP Jindal sở hữu 92% cổ phần trong JSW Infrastructure - công ty chuyên xây dựng các cảng, nhà máy đóng tàu và cơ sở sửa chữa tàu.

Trước khi qua đời, chồng bà Jindal đã phát triển một cấu trúc kinh doanh, trong đó mỗi người trong số 4 người con của ông sẽ nắm giữ 1/5 cổ phần của gia đình trong mỗi công ty con và ông là người nắm giữ 20%. Theo đó, mỗi người con trai của ông bà Jindal sẽ chịu trách nhiệm điều hành và sở hữu một phần công việc kinh doanh của anh em mình. Bà Jindal kiểm soát cổ phần của chồng trong OP Jindal và cổ phần của bà trong mỗi công ty sẽ được chuyển cho con trai trong trường hợp bà qua đời

Trong khi đó, đây là sự sụt giảm lớn đối với tài sản của bà Dương Huệ Nghiên sau khi trở thành một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới vào năm 2005, nhờ thừa kế cổ phần của cha trong nhà phát triển bất động sản Country Garden. Trong 5 năm qua, bà vẫn giữ vị trí là người phụ nữ giàu nhất châu Á trong khi lĩnh vực bất động sản Trung Quốc phát triển nhanh chóng.

Bà nội trợ Ấn Độ vượt qua tỷ phú Trung Quốc, trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á - Ảnh 2.

Tỷ phú Dương Huệ Nghiên.

Khối tài sản của tỷ phú Dương đã giảm hơn 1 nửa trong năm nay xuống còn 11 tỷ USD. Đà sụt giảm càng mạnh hơn khi Country Garden - nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, cho biết họ cần phát hành thêm cổ phiếu với mức chiết khấu để huy động thêm vốn. Theo đó, cổ phiếu Country Garden đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Hiện tại, bà Dương sở hữu khoảng 60% cổ phần trong Country Garden và 43% cổ phần trong mảng dịch vụ quản lý.

Tài sản của bà Phan Hồng Vy cũng giảm trong năm nay nhưng không biến động mạnh như một số tỷ phú khác ở Trung Quốc. Điều này phản ánh sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh của đế chế bà đang điều hành, vốn có nguồn gốc từ một nhà máy dệt thuộc sở hữu nhà nước đã phá sản ở Ngô Giang - thuộc tỉnh Giang Tô.

Tỷ phú Phan là một kế toán, sau đó bà thành lập Hengli Group cùng chồng vào năm 1994. Họ mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực polyester, hóa dầu, lọc dầu và du lịch. Năm ngoái, doanh thu của tập đoàn đạt 732,3 tỷ NDT (109 tỷ USD).

Tham khảo Bloomberg

https://cafef.vn/ba-noi-tro-an-do-vuot-qua-ty-phu-trung-quoc-tro-thanh-nguoi-phu-nu-giau-nhat-chau-a-20220730150524298.chn

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
41 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
27 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
39 phút trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
19 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.