Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trình bày kế hoạch sơ bộ về việc triển khai dự án, cũng như phương án bố trí nguồn vốn đi kèm: Sợ bộ Dự án thành phần số 1 có tổng mức đầu tư 14,956 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 5.443 tỷ đồng, bao gồm:
Đoạn qua tỉnh Đồng Nai có chiều dài 34,8 Km, tổng mức đầu tư 12.3 15 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 4,723 tỷ đồng. Các chi phí còn lại khoảng 1.592 tỷ đồng.
Đoạn qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 2.641 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 700 tỷ đồng, bao gồm: đoạn cao tốc dài 3,2 Km có tổng mức 851 tỷ đồng (chi phí bồi thường 232 tỷ đồng, chi phí còn lại 69 tỷ đồng) và đoạn nhánh kết nối vào cảng Cái Mép dài 8,8 Km có tổng mức đầu tư 1.791 tỷ đồng (chi phí bồi thường 489 tỷ đồng, các chi phí còn lại 1.302 tỷ đồng)", trích dẫn theo công văn 2761 của UBND tỉnh BRVT trình Thủ tướng.
Theo quy hoạch xây dựng, tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được xây dựng sẽ là tuyến đường huyết mạch nằm trong vùng trọng điểm về phát triển kinh tế của cả nước. Tuyến cao tốc này sẽ vận chuyển khối lượng lớn hàng hoá từ cụm 5 cảng biển lớn ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai và hàng chục khu và cụm công nghiệp.
Đây đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng của cả nước như đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tuyến đường sắt Thủ Thiêm, sân bay quốc tế Long Thành, tuyến Quốc lộ 51… Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu nằm trong phạm vi của 25 xã, thuộc 7 thành phố, huyện, thị trấn của hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích trên 613km2.
Trước đó, Bộ Giao thông – Vận tải đã đăng ký với bộ Kế hoạch và đầu tư, đề xuất một số dự án sẽ được đầu tư xây dựng theo hình thức công tư kết hợp (PPP). Cụ thể gồm 5 dự án, với tổng kinh phí dự tính lên đến 6,41 tỉ USD, trong đó phần lớn là các dự án tại khu vực phía Nam.
Đó các các dự án: đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu dài 78km, có tổng mức đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD; đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 54km, có tổng mức đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD; cảng hàng không quốc tế Long Thành có công suất 100 triệu hành khách/năm, trong đó phần vốn PPP khoảng 1,98 tỷ USD; đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD, hiện đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm hình thức PPP. Ngoài ra, còn có thêm một dự án khu vực phía Bắc là đường cao tốc Ninh Bình-Bãi Vọt dài 81km, có tổng mức đầu tư khoảng 1,03 tỷ USD.
Về cầu Phước An, theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết dự án đã có những chuyển động tích cực, tháng 4/2019, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn từ Trung ương là 2.000 tỷ đồng, để thực hiện dự án, phần còn lại 2.879 tỷ đồng, tỉnh sẽ cân đối ngân sách để bố trí thực hiện công trình giai đoạn 2020-2025. Theo kế hoạch, trong thời gian tới, tỉnh sẽ bố trí 1,5 tỷ đồng để chuẩn bị các bước đầu tư như ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong năm 2020.