Bắc Kinh náo loạn, các bậc phụ huynh ôm chăn, gối đứng trước cổng khi Covid-19 tấn công trường học

02/11/2021 21:48
Tối muộn ngày 1/11, rất đông bậc phụ huynh vẫn đứng chờ phía bên ngoài một cổng trường cấp 1 tại Bắc Kinh, chờ đợi con đang ở phía sau cánh cổng đóng kín. Một cô giáo mắc Covid-19 khiến cả trường phải xét nghiệm.

Hiệu trưởng ngôi trường ra ngoài lúc nửa đêm, nói với các ông bố bà mẹ rằng một số đứa trẻ sẽ phải cách ly. Mỗi học sinh sẽ được một phụ huynh đi kém trong thời gian 2 tuần. Đối với những học sinh chưa có kết quả xét nghiệm, phụ huynh được yêu cầu mang theo chăn và gối để các em qua đêm tại trường.

Có lẽ, không còn nơi nào trên thế giới mà một trường hợp mắc Covid-19 có thể kích hoạt hệ thống kiểm dịch và truy vết trên diện rộng như ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Giới chức nước này vẫn đang cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây truyền của biến thể Delta, với khả năng lây lan mạnh. Tuy nhiên, điều đó không giúp thủ đô của Trung Quốc tránh được đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất kể từ đầu năm tới nay.

Một trường trung học gần đó cũng đã phải cách ly. Nguyên nhân là do một giáo viên nhiễm bệnh. Con của cô, một học sinh của trường, cũng nhiễm bệnh. Ngoài ra, 16 trường học khác ở quận Chaoyang rộng lớn cũng đã phải đóng cửa vì giáo viên có thể đã tiếp xúc với mầm bệnh khi họ tiêm chủng cùng nơi với giáo viên này chỉ vài ngày trước khi cô được chuẩn đoán mắc Covid-19.

Trung Quốc khá thành công với chiến lước Zero-Covid. Tuy nhiên, nhưng đợt bùng phát đang ngày càng thường xuyên hơn và lây lan trên diện rộng hơn. Ngay cả khi liên tục đối mặt với dịch bệnh, không dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý định từ bỏ chiến lược chống Covid-19, ngay cả khi cả thế giới đang học cách sống chung với đại dịch.

Trong động thái gần nhất, Bắc Kinh dường như sẵn sàng chịu đựng những mất mát lớn nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Bộ trưởng Thương mại nước này đã kêu gọi người dân tích trữ nhu yếu phẩm. Người đứng đầu cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc cũng tái khẳng định dù rất tốn kém nếu áp dụng chiến lược Zero Covid nhưng việc mở cửa có thể khiến thiệt hại nhiều hơn thế nữa.

Thực tế, sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến nhiều quốc gia phải từ bỏ chiến lược không khoan nhượng với Covid-19. Tốc độ lây lan nhanh của biến thể này khiến nhiều biện pháp, vốn khá hữu dụng trong các đợt bùng dịch trước đó, trở nên kém hiệu quả. Singapore và Australia là 2 quốc gia đã phải thay đổi phương thức chống dịch của mình, chủ yếu dựa vào mức độ tiêm chủng cao và hạn chế tử vong.

Trong khi đó, Trung Quốc chọn cách đóng cửa, truy vết và khoanh vùng dịch nhanh gấp đôi. Trong vài tháng qua, nước này đã 3 lần dập dịch thành công. Tuy nhiên, thời gian giữa các đợt bùng phát đang ngắn hơn bao giờ hết và hiện đang là đợt bùng phát thứ 4 trong những tháng gần đây.

Tuy cách chống dịch của Trung Quốc vẫn đang phát huy hiệu quả nhưng thị trường tài chính đang ngày càng khó khăn hơn với phương thức chống dịch này. Việc nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới thường xuyên áp dụng các biện pháp phong tỏa hơn dẫn đến những ảnh hưởng với nền kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương.

"Các nhà đầu tư đang lo lắng rằng các biện pháp chống dịch của Bắc Kinh có thể làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và cản trở sự phục hồi của nước này", Steven Leung, giám đốc điều hành tại UOB Kay Hian, Hồng Kông cho biết.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm 1,9% chiều 2/11 trong khi nhóm các doanh nghiệp Trung Quốc trên Hang Seng của Hồng Kông giảm 2,2%.

Bản thân người Trung Quốc cũng đang ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp chống dịch. Hôm 31/10, hàng chục nghìn khách bị nhốt tại Disneyland Thượng Hải sau khi có một ca mắc Covid-19 tới đây. Trẻ sơ sinh cũng bị xét nghiệm.

Các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt ở Trung Quốc được tiến hành khi mà hơn 1 tỷ người Trung Quốc đã được tiêm 2 mũi vắc xin do chính nước này sản xuất.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
6 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
6 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
7 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
7 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
7 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
10 giờ trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
14 giờ trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
1 ngày trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
1 ngày trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.