Bắc Miền Trung không đứng ngoài cuộc chơi nông nghiệp công nghệ cao

02/11/2017 15:19
Tọa đàm trực tuyến về thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững cho các tỉnh Bắc Trung Bộ diễn ra từ 9h-10h30 ngày 2.11 tại Văn phòng Bắc Miền Trung của Báo NTNNDân Việt từ thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An. Sáng nay, tọa đàm về thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp CNC các tỉnh Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ với các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. 

Các tỉnh trong khu vực có hệ thống sân bay (Vinh, Ðồng Hới, Phú Bài), cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Thuận An...) thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, đặc biệt với Lào và vùng đông bắc Thái Lan.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ có hàng triệu ha đất nông nghiệp. Bờ biển dài hàng trăm km, trong đó có nhiều dải cát và đầm phá ven biển phù hợp cho việc nuôi thủy sản. Tuy nhiên, hiện các tiềm năng này vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Thu nhập và mức sống của phần lớn nông dân còn thấp. 

Làm sao để thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, doanh nghiệp nông nghiệp CNC cần những gì, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các địa phương cần có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này thế nào?

Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong Tọa đàm “Thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp CNC bền vững cho các tỉnh Bắc Trung Bộ”.

Khách mời tham gia tọa đàm gồm: 

- TS Trần Duy Khanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC

- Ông Lê Tiến Trị - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Nghệ An

- Ông Nguyễn Hồ Nguyên – Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam

- Ông Trương Văn Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo tặng hoa cho các vị khách mời.

MC: Thưa ông, thời gian qua, là một trong những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Nghệ An đã có những chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao cụ thể ra sao?

Ông Lê Tiến Trị: Tỉnh Nghệ An xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên, thu hút đầu tư và tập trung vào những sản phẩm mà tỉnh có lợi thế. Trong đó, chúng tôi chú trọng vào thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và quy mô hàng hóa lớn.

Kết quả của giai đoạn 2010 – 2015 và cho đến nay, trên địa bàn tỉnh chúng tôi, đã có những nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực này như Tập đoàn TH True Milk, Tập đoàn Masan, Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp và Lương thực Nghệ An chỗ anh Trương Văn Hùng (Phó Tổng Giám đốc) đang có mặt trong tọa đàm hôm nay.

Đồng thời, cũng đã có một số doanh nghiệp khoa học công nghệ để đầu tư nghiên cứu và triển khai một số sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của Nghệ An như gạo thảo dược của Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, Công ty CP Thực phẩm Nafoods chuyên về cây chanh leo…

MC: Dưới góc nhìn chuyên gia, theo ông đâu là lợi thế và hạn chế của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong phát triển n nông nghiệp?

TS Trần Duy Khanh: Các tỉnh Bắc Trung Bộ như một quốc gia thu nhỏ. Khu vực này có sân bay, bến cảng...Người dân Bắc Miền Trung cần cù, chịu khó và thực sự ham thích học hỏi.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 2

TS Trần Duy Khanh

Đặc biệt, những ngày qua trong chuỗi sự kiện ra mắt Văn phòng Đại diện khu vực Bắc Trung Bộ của Báo NTNN/Dân Việt, tôi tiếp xúc với những lãnh đạo các tỉnh ở đây và thấy các anh là những người rất cầu thị, mong muốn đón chào các doanh nghiệp vào đầu tư cho địa phương mình.

Tuy nhiên, khó khăn với phát triển kinh tế nơi đây là các huyện vùng phía Tây của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình giao thông đi lại còn khó khăn. Nhưng dưới góc nhìn của nhà khoa học, những bất lợi đó hoàn toàn có thể tạo thành lợi thế.

Như vùng Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông... (tỉnh Nghệ An) có thể phát triển vùng trồng ăn quả cũng như dược liệu tốt.

Tôi tin nếu có thêm những đoàn doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư vào các địa phương này đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp nhiều huyện thuộc các tỉnh nơi đây phát triển bền vững.

MC: Trong cuộc tọa đàm của chúng ta ngày hôm nay, có ông Nguyễn Hồ Nguyên - Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam đang áp dụng công nghệ của Hà Lan. Ông Nguyên có thể chia sẻ vài nét vắn tắt về đơn vị mình với quý độc giả?

Ông Nguyễn Hồ Nguyên: Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Lenger Seafoods (Hà Lan). Công ty chúng tôi chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm nghêu đông lạnh, đồ hộp và tươi sống để xuất khẩu và phục vụ người tiêu dùng trong nước.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 3

Ông Nguyễn Hồ Nguyên.

Sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường châu Âu: Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý…

Sản phẩm ngao tươi sống dưới thương hiệu nghêu sạch Lenger được bán rộng rãi ở các siêu thị lớn và các cửa hàng thực phẩm sạch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác. Sản phẩm của chúng tôi được chứng nhận là Chất lượng Vàng Thủy sản Việt Nam 2014, Hàng Việt Nam chất lượng cao – chuẩn hội nhập 2017.

Thưa ông Trương Văn Hùng, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Bắc Miền Trung, ông thấy đâu là thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn hoạt động sản xuất của mình?

Ông Trương Văn Hùng: Hiện nay, để phát triển nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung, hiện nay, yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là đòi hỏi bức thiết và bắt buộc đối với nền nông nghiệp của tỉnh nhà. Hiện nay, canh tác và tổ chức sản xuất đang manh mún và lạc hậu, yêu cầu bức thiết trước mắt là cơ cấu lại tổ chức sản xuất nông nghiệp. Song song với đó, chúng tôi tham gia liên kết với các viện khoa học nông nghiệp trên cả nước, cùng liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty Nông công nghiệp 32 với Công ty Nông nghiệp Xuân Thành cơ cấu lại tổ chức sản xuất và để xây dựng mô hình để áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả của cây trồng cũng như tính bền vững của cây trồng. Đặc biệt là với cây cam, cụ thể là thương hiệu cam Vinh.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 4

Ông Trương Văn Hùng

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là sản xuất manh mún, thiếu tập trung, đầu tư sản xuất chưa đồng bộ dẫn tới cơ giới hóa và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào rất khó khăn.

Đơn cử như cây cam hiện nay, trước đây cho thu nhập cao nhưng hiện nay, tỉ lệ thành công với trồng cam rất thấp và cây thoái hóa sớm.

Theo tôi, chúng ta cần đầu tư tiến bộ khoa học vào để cải tạo và phát triển thương hiệu cam Vinh hiện nay.

MC: Trong chuỗi sự kiện ra mắt Văn phòng đại diện Bắc Miền Trung của Báo NTNN/Dân Việt, Báo tổ chức 3 sự kiện: Kết nối cộng đồng doanh nghiệp về tìm hiểu đầu tư, tiêu thụ nông sản cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nghệ An nói riêng, Tọa đàm trực tuyến và ra mắt văn phòng. Cá nhân ông cảm nhận như thế nào về những sự kiện đã diễn ra.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 5

Ông Lê Tiến Trị (bìa phải)

Ông Lê Tiến Trị: Qua buổi kết nối làm việc về xúc tiến đầu tư do Báo NTNN/Dân Việt phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cho đoàn công tác gồm 10 doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và đầu mối tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An vào ngày 1.11, tôi thấy thông qua cuộc làm việc này đã đảm bảo tính thiết thực của việc kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp của tỉnh Nghệ An và các doanh nghiệp do Báo kết nối.

Thông qua đó, cũng đã giải quyết những vấn đề nghiên cứu cũng như triển khai giải pháp về ứng dụng công nghệ cao cho một số công đoạn sản xuất và sản phẩm hàng hóa cụ thể.

Với 10 doanh nghiệp do báo giới thiệu và kết nối, tôi nhận thấy, đây là những doanh nghiệp có vị thế về sản xuất và phân phối sản phẩm ở tầm quốc gia có khả năng cung ứng quy mô lớn hàng hóa cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thông qua đây, đã có những ghi nhớ hợp tác về xúc tiến đầu tư giữa lãnh đạo tỉnh Nghệ An với các doanh nghiệp cũng như giữa các doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ An với doanh nghiệp do báo giới thiệu.

Cụ thể là đã có 2 đơn vị rất tiềm lực ký kết với tỉnh Nghệ An để xem xét đầu tư và giúp tiêu thụ nông sản cho tỉnh chúng tôi.

MC: Theo TS Trần Duy Khanh, các tỉnh Bắc Trung Bộ nên tập trung chủ lực vào sản phẩm nông nghiệp nào?

TS Trần Duy Khanh: Thế mạnh của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Nghệ An mà chúng ta đang ngồi tại đây nói riêng là về đất đai, nhân lực và đội ngũ cán bộ...

Đặc biệt, nông dân xứ Nghệ vô cùng cần cù, chịu khó. Tôi xin nhấn mạnh một đức tính nữa là hiếu học từ xưa. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An, theo góc nhìn của tôi, cần phát triển một số hướng: Thứ nhất là vùng ven biển tỉnh Nghệ An có 82km bờ biển, nên chăng tập trung khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Người nông dân tìm đưa vào những giống cây trồng nhiễm mặn như giống lúa nhiễm mặn và một số giống cây trồng khác vì đặc tính cây trồng nhiễm mặn thì chất lượng dinh dưỡng rất cao mà cây trồng vụ khác không có được. Đơn cử phải phát triển nuôi tôm công nghệ cao.

Về trồng trọt chăn nuôi thì các tỉnh Bắc Trung Bộ có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn. Tiềm năng theo tôi còn có thể phát triển nữa nhưng trước mắt cần tập trung nghiên cứu, chế biến tiêu thụ sẽ đẩy mạnh đầu ra cũng như gia tăng giá trị cho chăn nuôi vì chăn nuôi phù hợp với kinh tế hộ gia đình.

Ông Lê Tiến Trị: Tỉnh Nghệ An chúng tôi có lợi thế một số lĩnh vực về phát triển nông nghiệp để tiến tới ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể trồng và chế biến gỗ thì hiện nay chúng tôi đã quy hoạch vùng nguyên liệu 160.000ha. Sản lượng gỗ khai thác từ trồng là 900.000m3/năm.

Nghệ An đã đầu tư 2 nhà máy gỗ MDF. Trên quy hoạch này, cần đầu tư công nghệ giống và chế biến sâu.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 6

Ông Lê Tiến Trị

Đồng thời, chế biến một số sản phẩm từ phụ phẩm như than sinh khối.

Về trồng cây công nghiệp, cam có diện tích 4.800ha; sản lượng 32.000 tấn. Thương hiệu cam Vinh đã nổi tiếng.

Chè công nghiệp quy hoạch tới 12.000ha. Cao su 17.000ha, mía: 24.000ha. Quy hoạch dược liệu với trung tâm sản xuất và chế biến dược liệu gần 300ha chưa kể tổ hợp sản xuất tinh dầu, thực phẩm, công nghệ cao... 35ha.

MC: Nói phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng để làm được không hề dễ, các tỉnh Bắc Trung Bộ với điều kiện đặc thù của mình có thể đi theo hướng nào để tương lại có một nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững thưa tiến sĩ Trần Duy Khanh?

TS Trần Duy Khanh: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một xu thế tất yếu của nhân loại và Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Thực chất bản chất của nông nghiệp công nghệ cao là gì? Nhiều người hiểu chưa đầy đủ về ý nghĩa của nông nghiệp công nghệ cao. Nội dung cơ bản của nông nghiệp công nghệ cao là ứng dụng các thành tựu tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm có tốt nhất, giá thành, chi phí thấp nhất và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chính từ điều đó, với các tỉnh Bắc Trung Bộ, để ứng dụng nông nghiệp công nghệ, do điều kiện về con người, về vốn, về đầu tư tài chính, chúng ta phải có đầu tư từng bước, phù hợp, điều đầu tiên phải đào tạo ra đội ngũ cán bộ khuyến nông, những người làm công tác đưa tiến bộ vào sản xuất phải được tiếp cận và đào tạo về công nghệ cao, trước mắt về con người. Thứ hai mới lựa chọn công đoạn công nghệ cao phù hợp mà ưu tiên là trong nghiên cứu, sản xuất giống vì giống là yếu tố tiền đề để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Khi đã có sản xuất giống thì quy trình sẽ đi kèm. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống, chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu an toàn không gây độc hại với người sử dụng hướng tới sử dụng thuốc trừ sâu sinh học...

MC: Ông Nguyễn Hồ Nguyên - Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam nghĩ sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồ Nguyên: Để có một nền nông nghiệp công nghệ cao thực sự thì cần làm mấy việc: Tiếp thu công nghệ của nước ngoài một cách trọn vẹn bởi những công nghệ đó đã được nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm và có hiệu quả.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trong sản xuất kinh doanh vào những thời điểm quyết định mà lựa chọn đúng công nghệ phù hợp.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 7

Toàn cảnh trực tuyến.

Đơn cử, giống như câu chuyện bà Phạm Thị Huân (hay còn gọi là Ba Huân) đã lựa chọn công nghệ diệt khuẩn trên trứng gia cầm của hãng Moba (Hà Lan) sau đại dịch cúm gia cầm năm 2003 và 2005. Bản thân chúng tôi, lựa chọn công nghệ làm sạch của Tập đoàn Lenger Seafoods (Hà Lan) để làm ngao sạch cát và loại bỏ chất bẩn trong nội tạng của ngao, kéo dài thời gian sống của ngao trong nhiều ngày.

Doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư bởi không tích cực đầu tư, sợ hay ngại đầu tư sẽ không thể nói chuyện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Khi đã đầu tư, tiếp thu và sử dụng công nghệ thì phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy trình vận hành theo yêu cầu kỹ thuật thay vì cứ thích “sáng tạo”, “cải tiến” những công nghệ mà cả thế giới đã thừa nhận.

TS Trần Duy Khanh: Tôi bổ sung thêm, về phía chính quyền, cần có những chính sách hỗ trợ cho đội ngũ khoa học, công nghệ ứng dụng và triển khai những thành tựu khoa học vào thực tiễn, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng những công nghệ cao vào trong khâu nghiên cứu sản xuất giống, phân bón, quy trình kỹ thuật, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, bảo quản sản phẩm nông nghiệp để hình thành một chuỗi sản phẩm đặc thù của các tỉnh Bắc Miền Trung cũng như Nghệ An nói riêng.

Nông dân là thành phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo TS, cần có chính sách gì cho bà con khu vực Bắc Trung Bộ?

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 8

TS Trần Duy Khanh.

TS Trần Duy Khanh: Về chính sách hỗ trợ cho nông dân để tiếp thu những vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chứ không thể tổ chức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ kiểu nông hộ. Theo đó, người nông dân phải được tham gia chuỗi sản xuất do các doanh nghiệp là đầu tàu và nông nghiệp công nghệ cao chỉ thành công khi có những doanh nghiệp đầu tàu. Thứ hai là có chính sách phù hợp. Thứ ba, là được sự nhất trí, đồng lòng của người nông dân tham gia...

Thưa ông Nguyễn Hồ Nguyên, qua 2 ngày làm việc tại tỉnh Nghệ An, tiếp xúc, gặp gỡ với các doanh nghiệp Bắc Trung Bộ, cảm nhận của ông về con người và doanh nghiệp nơi đây?

Ông Nguyễn Hồ Nguyên: Cho tôi nói thực, thứ nhất, con người miền Trung rất cần cù, chăm chỉ và vượt khó, có chí tiến thủ và tiếp thu những công nghệ mới.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 9

Ông Nguyễn Hồ Nguyên đang theo dõi phần trả lời của mình trên báo điện tử Dân Việt.

Thứ hai, miền Trung không giàu tiềm năng về tài nguyên như các vùng khác nhưng chính điều đó càng thôi thúc họ đưa những công nghệ mới vào sản xuất. Hay nói cách khác, chính trong những thời khắc khó khăn lại giúp con người ta có những quyết định, lựa chọn chính xác và đúng đắn.

Tôi tin rằng, nếu như được hỗ trợ cả về tài chính và các nguồn lực cũng như có chính sách phù hợp thì doanh nghiệp nông nghiệp khu vực này sẽ phát triển rất năng động và góp phần làm giàu cho đất nước.

Lãnh đạo tỉnh cũng rất trăn trở để khơi gợi tiềm năng của tỉnh này.

MC: Là người trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này, ông Hùng có thể chia sẻ làm sao để nông nghiệp Bắc Trung Bộ và Nghệ An nói riêng "cất cánh"?

Ông Trương Văn Hùng: Hiện nay, để phát triển nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung, hiện nay, yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là đòi hỏi bức thiết và bắt buộc đối với nền nông nghiệp của tỉnh nhà. Hiện nay, canh tác và tổ chức sản xuất đang manh mún và lạc hậu, yêu cầu bức thiết trước mắt là cơ cấu lại tổ chức sản xuất nông nghiệp. Song song với đó, chúng tôi tham gia liên kết với các viện khoa học nông nghiệp trên cả nước, cùng liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh như Công ty Nông công nghiệp 32 với Công ty Nông nghiệp Xuân Thành cơ cấu lại tổ chức sản xuất và để xây dựng mô hình để áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao hiệu quả của cây trồng cũng như tính bền vững của cây trồng. Đặc biệt là với cây cam, cụ thể là thương hiệu cam Vinh.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 10

Ông Trương Văn Hùng

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là sản xuất manh mún, thiếu tập trung, đầu tư sản xuất chưa đồng bộ dẫn tới cơ giới hóa và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào rất khó khăn.

Đơn cử như cây cam hiện nay, trước đây cho thu nhập cao nhưng hiện nay, tỉ lệ thành công với trồng cam rất thấp và cây thoái hóa sớm.

Theo tôi, chúng ta cần đầu tư tiến bộ khoa học vào để cải tạo và phát triển thương hiệu cam Vinh hiện nay.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng vườn cây giống sạch và chuẩn để phục vụ cung cấp cho bà con nông dân giống tốt và sau đó là đầu tư quy trình sản xuất để đảm bảo cây phát triển bền vững.

Công ty đã trực tiếp chọn tạo những loại giống tốt và những loại phân bón mang hiệu quả cao cho cây trồng để mang lại cho người nông dân hiệu quả lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, giống NA6, NA9 chất lượng rất tốt, cho năng suất cao, giá bán tốt. Giá trên thị trường lúa bình quân tại tỉnh Nghệ là 6.000 đồng/kg nhưng chúng tôi thu mua lúa cho bà con đối với NA6 và NA9 là 7.000 và 7.300 đồng/kg.

Quy trình sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón hạn chế sâu bệnh và hạn chế công chăm bón cho bà con nông dân như sử dụng 2 loại phân bón 16-16-8 cho bón lót và phân bón 15-5-20 cho bón thúc trên lúa và cây hoa màu.

MC: Đại diện cho khu vực Bắc Trung Bộ, là người làm công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh Nghệ An, ông Lê Tiến Trị có cam kết gì với các doanh nghiệp đã, đang, sẽ đầu tư vào nông nghiệp?

Ông Lê Tiến Trị: Dưới góc độ địa phương, chia sẻ, triển khai đầy đủ kịp thời các chính sách của nhà nước.

Địa phương sẽ xây dựng, triển khai các quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư và tổ chức kết nối xúc tiến đầu tư giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tỉnh Nghệ An để có sự liên kết, hợp tác, phát triển.

Những vấn đề cụ thể thì sẽ do các đối tác xây dựng kế hoạch và hợp tác. Chính quyền và các cơ quan ban ngành đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề áp dụng pháp luật, chính sách giải quyết vướng mắc, khó khăn trên thực tiễn.

bac mien trung khong dung ngoai cuoc choi nong nghiep cong nghe cao hinh anh 11

Ông Lê Tiến Trị.

Và khâu đặc biệt quan trọng là thực hiện giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đảm bảo công khai, minh bạch, rõ trách nhiệm và thời gian sớm nhất.

Vừa qua, chúng tôi Báo đã làm tốt vai trò kết nối giữa chính quyền với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị và thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Đây là kênh kết nối vô cùng quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân và phát triển nông thôn Việt.

Tôi nghĩ rằng đây là hoạt động có tính đặc trưng và khác biệt, rất hiệu quả của Báo so với các kênh truyền thông khác.

Và những vấn đề tôi trao đổi trên đây mới là kết quả bước đầu, mong là sắp tới sự hợp tác giữa báo và tỉnh Nghệ An sẽ được cụ thể, thiết thực hơn nữa để cùng đạt mục tiêu thành công và hiệu quả hơn cho sự phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống người nông dân để giúp bộ giúp bộ mặt nông thôn khởi sắc hơn nữa.

Thưa quý vị độc giả, sau hơn 1 giờ đồng hồ diễn ra, Tọa đàm trực tuyến về thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững cho các tỉnh Bắc Trung Bộ đã kết thúc.

Một lần nữa xin cảm ơn quý độc giả xa gần.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

11.926.430 VNĐ / tấn

21.28 UScents / lb

0.52 %

+ 0.11

Cacao

COCOA

229.405.421 VNĐ / tấn

9,024.00 USD / mt

0.50 %

+ 45.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

172.423.227 VNĐ / tấn

307.65 UScents / lb

0.39 %

+ 1.18

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.222.151 VNĐ / tấn

987.29 UScents / bu

0.16 %

+ 1.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.220.438 VNĐ / tấn

293.35 USD / ust

0.86 %

- 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
8 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
10 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.