Tác giả nhận định trong giai đoạn quan hiện nay thế giới Ả Rập đang đứng trước ngưỡng cửa của một tương lai đầy rẫy những thách thức về kinh tế và xã hội. Do đó cần chiêm nghiệm và suy ngẫm kỹ về những kinh nghiệm quốc tế đi trước trong lĩnh vực công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Châu Á tiếp tục nổi bật với những câu chuyện thành công về kinh tế, nổi bật là sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Nhà báo Mohamed Yousif phân tích nhữ thành công của Việt Nam và bài học cho các nước Arab.
Việt Nam có nền tảng xã hội và chính trị gần với thực tế các nước Ả-rập, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch với tốc độ nhanh chóng theo hướng công nghiệp, các chỉ số kinh tế mà Việt Nam đạt được rất giàu bài học cho thế giới Ả Rập từ việc xây dựng các chính sách phát triển. Việt Nam đã phát huy tốt nguồn nhân lực, cơ cấu kinh tế đa dạng và lực lượng sản xuất bền vững cho tăng trưởng kinh tế. Trong đó ngoài tuổi thọ trung bình cao, chính phủ Việt Nam chú trọng chất lượng giáo dục và y tế, dịch vụ xã hội.
Dấu ấn lớn là những thành tựu phát triển công nghiệp giúp Việt Nam chuyển sang trạng thái thặng dư. Việt Nam chú trọng xuất khẩu, trong đó tỷ trọng nguyên liệu thô giảm mạnh và ưu tiên xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trung bình 7% hàng năm giúp nền kinh tế này đạt được an ninh lương thực và kết quả của hầu hết các chỉ tiêu tài chính đã được cải thiện.
Việt Nam đạt được thành tựu đáng kể ngày nay là nhờ vào thành công trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quốc gia về phát huy nội lực, xây dựng mục tiêu, các giải pháp phát triển và hiện đại hóa công nghiệp đúng cùng với thành công trong việc lựa chọn các mô hình và khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Việt Nam đã kết hợp của các yếu tố bên trong, khu vực và quốc tế có lợi cho phát triển kinh tế. Việt Nam đang thực hiện các chính sách công nghiệp nhằm nâng cao năng lực công nghiệp quốc gia và chủ yếu hướng vào các ngành có giá trị gia tăng cao. Điều này được phản ánh trong thặng dư đạt được trong cán cân công nghiệp công nghệ.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng đáng quan tâm với hàng chục tỷ USD trong 5 năm qua, riêng năm 2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 15 tỷ USD. Những dòng vốn đầu tư này đã thúc đẩy thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại thương và là một bước nhảy vọt trên con đường hiện đại hóa và phát triển.
Kinh nghiệm thành công trong phát triển công nghiệp của Việt Nam là câu hỏi về khả năng nó được lặp lại ở một hoặc nhiều quốc gia Ả Rập và về những bài học có thể rút ra từ những kinh nghiệm đó. Các nước Ả-rập nên xem xét lại tính hợp lý của các chính sách kinh tế trong nước và hiệu quả của các chương trình hội nhập.
Bài viết nhận được nhiều sự quan tâm và phản hồi của nhiều độc giả. Doanh nhân Ai Cập Mahmoud Rateb cho rằng một sự khác biệt lớn đầu tiên trong chính sách phát triển của Việt Nam là chú trọng giáo dục, y tế và công nghiệp hóa trước khi thực hiện đầu tư vào hạ tầng. Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và đạt kết quả ấn tượng. Một chuyên gia Bộ Nông nghiệp Ai Cập Hamza Farakh cho rằng điều đáng ngạc nhiên hơn nếu biết rằng Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc chiến tàn phán nhưng ngày hôm nay đã thành công trong đổi mới./.