Từ chuyện cô gái đẹp bỗng dưng… ế
Chỉ vài tháng trước mặt bằng kinh doanh tại những con đường thuộc trung tâm quận 1, Tp. HCM có thể có giá thuê từ 6.000-20.000 USD mỗi tháng. Thậm chí trước đó khi những thương hiệu nổi tiếng đến thuê thì giá thuê có thể tăng lên từ 50-100%. Tuy nhiên hiện tại mặc dù giá thuê đã giảm vài ngàn USD nhưng nhiều mặt bằng vẫn ế.
Hay như khoảng 1 tuần nay, hàng chục cửa hàng đồng loạt đóng cửa trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Đây vốn là nơi tập hợp nhiều thương hiệu ẩm thực Á-Âu với mức giá thuê mặt bằng không thua kém các trung tâm thương mại lớn.
Nhiều doanh nghiệp cho biết tình hình dịch hiện nay khiến lượng khách hàng sụt giảm từ 20-30% kéo doanh thu lao dốc trong vài tuần qua. Doanh nhân Lý Quí Trung, một chuyên gia am hiểu thị trường F&B đánh giá ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona dù có kiểm soát tốt đến đâu đi nữa cũng sẽ là một cuộc khủng hoảng đối với không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt là các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh cần thu hút đám đông khách hàng như ngành F&B đang vô cùng khó khăn, các nhà hàng, quán ăn, cà phê, khách sạn, trung tâm giải trí, mua sắm thì sự ảnh hưởng có thể thấy ngay từ bề mặt.
Tuy nhiên những người thuê nhà cho rằng Covid-19 chỉ ảnh hưởng một phần trong việc kinh doanh và đây không phải là lý do chính để các quán đóng cửa. Theo đó, giá thuê tại đây đang bị đội khá cao so với mặt bằng chung trong gây không ít khó khăn cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
"Hiện tại giá mặt bằng có giảm so với năm trước khoảng từ 20% tuy nhiên thị trường xu hướng hiện tại vẫn chưa gặp nhau ở mức thỏa thuận chung ", chị Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch HĐQT Viva Start Coffee trả lời phỏng vấn VTV.
Một chuyên gia bất động sản cho biết giá cho thuê tại nhiều con phố lớn cao hơn rất nhiều so với giá trị thực. Vì vậy giá mặt bằng đã chiếm tỷ lệ 30-40% giá thành của sản phẩm. Trong thời điểm hiện tại người đi thuê có lợi thế ngồi xuống với người cho thuê để nói về một mức giá thực chất hơn
Kinh doanh không hiệu quả dẫn tới trả mặt bằng hoặc ai có ý định đầu tư cũng gác lại trong dịp này. Thế nên những mặt bằng vốn được ví như cô gái đẹp lại thì nay lại không có khách thuê.
Đến việc cứu người là cứu mình
Tình hình ảm đạm không chỉ diễn ra tại Việt Nam với những con phố nhỏ lẻ. Một cuộc khảo sát trên 1.934 người tiêu dùng trên 18 tuổi do Coresight Research thực hiện mới đây cho thấy, 58% người dân Mỹ cho biết họ có khả năng tránh các khu vực công cộng như trung tâm mua sắm và địa điểm giải trí nếu dịch Covid-19 bùng phát tại nước này.
Dữ liệu khảo sát cho thấy trung tâm thương mại sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn 4 trên 10 người được hỏi cho biết họ đã tránh hoặc hạn chế các chuyến thăm đến trung tâm mua sắm.
Tại các trung tâm thương mại nơi đang chiến đấu với lượng người truy cập giảm, cuộc khảo sát cho thấy người tiêu dùng có thể sẽ bắt đầu tránh các nhà hàng, rạp chiếu phim, sự kiện thể thao và các địa điểm giải trí khác. Giá cổ phiếu của các ông lớn bán lẻ như Macy, Ralph Lauren, Under Armor nhanh chóng sụt giảm. Chứng khoán Mỹ đã mất khoảng 2.000 tỷ đô la vốn hoá chỉ trong một tuần. Chỉ số Dow Jones giao dịch có tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Để ứng phó với tình trạng này nhiều doanh nghiệp sở hữu trung tâm thương mại tại Mỹ cho biết họ đang theo dõi tình hình rất chặt chẽ và làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ để đảm việc khử trùng và vệ sinh thường xuyên tại các khu vực chung có nhiều người tiếp xúc.
Động thái này của các doanh nghiệp Mỹ cũng đã được tập đoàn Vingroup nhanh chóng thực hiện từ hồi đầu tháng 2. Theo đó tất cả TTTM Vincom đều được phun thuốc khử trùng toàn bộ các khu vực công cộng, bao gồm cả các gian hàng và văn phòng làm việc đồng thời duy trì kiểm soát thân nhiệt người vào TTTM; vệ sinh bề mặt các khu vực công cộng với dung dịch sát khuẩn 2 tiếng/lần; bố trí bảo vệ đeo găng tay, khẩu trang mở cửa và bấm thang máy giúp khách hàng giảm thiếu tiếp xúc với bề mặt công cộng…
Không chỉ thực hiện những hành động về vệ sinh phòng dịch, mới đây Vincom Retail còn công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Không chỉ là sự chia sẻ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, qua chương trình, Vincom sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp bán lẻ tổ chức chuỗi hoạt động kích cầu mua sắm, góp phần đưa nhịp sống năng động trở lại thị trường.
Tỷ lệ hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng cho các doanh nghiệp được Vincom xem xét, đánh giá theo mức độ bị ảnh hưởng của các vùng và ngành kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định. Theo đó, thị trường tại các tỉnh/thành phố du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long, các tỉnh gần biên giới có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là hai đô thị lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
"Vincom luôn đồng hành cùng các khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch như hiện nay. Gói hỗ trợ 300 tỷ này sẽ không chỉ giúp các đối tác giảm bớt gánh nặng về chi phí mà còn có thể tập trung nguồn lực, cùng Vincom xây dựng những chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng, góp phần đưa nhịp sống năng động trở lại với người tiêu dùng Việt Nam", bà Trần Mai Hoa – Tổng Giám đốc CTCP Vincom Retail chia sẻ về hành động chưa có tiền lệ này trong giới kinh doanh TTTM tại Việt Nam.
Đánh giá về gói hỗ trợ này, ông Đào Thế Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của chuỗi nhà hàng Golden Gate cho rằng đây là hành động đẹp và diễn ra đúng thời điểm, đúng phương pháp.
"Việc kéo người tiêu dùng quay trở lại TTTM sẽ giải quyết vấn đề đầu tiên là tâm lý ngại khi đến chỗ đông người, kích thích người tiêu dùng quay lại nhịp sống bình thường. Còn về việc chia sẻ giá tiền thuê với đối tác kinh doanh, trung tâm thương mại cũng như công ty thuê là một mối quan hệ hữu cơ. Nghĩa là người này mạnh thì người kia cũng mạnh và ngược lại vì vậy hành động này là rất hợp lý", ông Vinh cho biết.
Hãng thời trang cao cấp Giovani với chuỗi hơn 40 cửa hàng trên toàn quốc cũng bị ảnh hưởng lớn do diễn biến của dịch Covid-19. Ông Nguyễn Trọng Phi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Giovani cho biết, các cửa hàng Giovani trên toàn quốc đều có những hành động phòng dịch quyết liệt nhưng do tâm lý chung nên lượng khách vẫn bị sụt giảm đáng kể, vì vậy hành động chia sẻ, đồng hành cùng khách thuê của các đơn vị cho thuê mặt bằng như Vincom rất có ý nghĩa trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
"Không chỉ giảm trực tiếp vào giá thuê, Vincom còn dành một phần trong gói hỗ trợ cho các hoạt động maketing để lôi kéo khách hàng trở lại, đồng thời họ cam kết sẽ làm tốt nhất có thể để phòng chống dịch bệnh, tạo môi trường mua sắm an toàn cho người tiêu dùng. Những hành động thiết thực này sẽ giảm bớt được khó khăn cho doanh nghiệp thuê mặt bằng trong TTTM", ông Phi chia sẻ.
Với 79 TTTM, có mặt tại 43 tỉnh thành, sở hữu 1,6 triệu m2 diện tích mặt sàn bán lẻ phủ khắp các phân khúc thị trường, động thái của Vincom được kỳ vọng sẽ nhanh chóng tạo ra cú đỡ đúng lúc cho nhiều đối tác. Đây cũng chính là điểm khác biệt mà các doanh nghiệp có được khi làm việc với đơn vị chuyên nghiệp thay vì hộ cho thuê cá nhân tại những con phố lớn như Phan Xích Long kể trên.