Năm 2016, doanh thu giảm mạnh đã khiến cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi từ một con kỳ lân có giá trị nhất thế giới trở thành một "con kỳ lân chết". Điều này đã đẩy công ty từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ 5 trong số các nhà sản xuất smartphone của Trung Quốc.
Nhưng ngày nay, chỉ sau một năm Xiaomi lại lấy lại được vị trí của mình và quay trở lại thành "phượng hoàng của Trung Quốc".
Theo những thông tin từ Strategy Analytics, trong năm tới với tốc độ phát triển như hiện tại Xiaomi có thể vượt qua Oppo, Huawei và Apple để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai thế giới đứng sau Samsung.
Sự trở lại của Xiaomi giống như một tấm gương hoàn hảo cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, hơn 10.000 doanh nghiệp được bắt đầu mỗi ngày, tương đương cứ mỗi một phút thì có khoảng 7 công ty mới được thành lập. Ở Mỹ, ngược lại, các công ty khởi nghiệp đã giảm 36% trong 10 năm qua, xuống còn mỗi ngày hơn 1.000 công ty.
Ngày nay, Trung Quốc dẫn đầu Mỹ về các lĩnh vực công nghệ then chốt như thanh toán di động và đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực vi mạch cao cấp và trí tuệ nhân tạo. Xiaomi là một trong những ví dụ điển hình nhất về sức mạnh kinh doanh này.
CEO Lei Jun của Xiaomi
Điều gì đã giúp cho Xiaomi có được sự thay đổi như vậy? Liệu sự thành công của Xiaomi có bền vững trước những áp lực cạnh tranh không ngừng của thị trường smartphone? Và Xiaomi liệu có thể làm được như những gì mà các nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc đã từng thành công trong việc phá vỡ thị trường ở Mỹ?
Để tìm câu trả lời cho những điều này, chúng ta hãy cùng quay trở lại giai đoạn suy thoái 2015-2016 của Xiaomi, các con số cho thấy doanh thu từ điện thoại thông minh của công ty đã giảm xuống 41 triệu chiếc trong năm 2016 so với 70 triệu chiếc một năm trước đó.
Lei Jun người sáng lập ra Xiaomi từng được mệnh danh là "Steve Jobs của Trung Quốc" đã đổ lỗi cho sự sụt giảm doanh thu của công ty do các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng. Điều này đã buộc Xiaomi phải rút lui khỏi một số thị trường nước ngoài.
Cũng có thể sự thất bại của Xiaomi bắt đầu từ tổ chức, thúc đẩy việc tái cấu trúc bộ phận điện thoại thông minh, những vấn đề liên quan tới chuối cung ứng và quản lý chất lượng. Nhưng vấn đề lớn nhất của Xiaomi là phụ thuộc vào kinh doanh trực tuyến. Nó khiến họ không thể tiếp cận được hàng triệu khách hàng ít hiểu biết về công nghệ ở các thành phố nhỏ và vùng nông thôn ở Trung Quốc. Các đối thủ như Oppo, Vivo đã tranh thủ sự thiếu sót của Xiaomi củng cố quan hệ hợp tác tiêu thụ sản phẩm với các nhà bán lẻ ở những khu vực đó.
Giống như nhiều doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ Internet, Xiaomi ban đầu đã dựa vào mô hình kinh doanh kép để bán sản phẩm phần cứng và dịch vụ trực tuyến. Hầu hết doanh thu của công ty đều đến từ việc bán điện thoại giá rẻ và TV thông minh, làm nền tảng cho các dịch vụ trực tuyến của Xiaomi.
Các sản phẩm phần cứng có lợi nhuận rất thấp, vì vậy hầu hết doanh thu đều từ các dịch vụ trực tuyến. Bao gồm hàng trăm nghìn giờ chiếu phim, các trò chơi cũng như các dịch vụ khác.
Xiaomi thậm chí còn điều hành một dịch vụ trực tuyến có lợi nhuận từ việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho người dùng điện thoại Xiaomi dưới sự trợ giúp của một công cụ tinh vi để đánh giá mức độ tin cậy.
Chiến lược phát triển hệ sinh thái
Sau sự thất bại của Xiaomi, các nhà quản lý công ty kết luận rằng họ cần một bên thứ ba cho mô hình kinh doanh của họ, đó là các cửa hàng bán lẻ ngoại tuyến. Nhưng họ muốn các cửa hàng này vượt ra ngoài việc bán điện thoại để tạo ra các trái phiếu bền vững với khách hàng.
Giải pháp của họ là: tạo ra một hệ sinh thái khoảng 100 công ty mới thành lập để cung cấp cho Xiaomi các sản phẩm công nghệ nhà thông minh, các thiết bị công nghệ kết nối internet cho tới các sản phẩm gia dụng khác để có thể thu hút khách hàng tới các cửa hàng của họ.
Phó chủ tịch cấp cao của Xiaomi - Wang Xiang, người đã từng điều hành mảng kinh doanh của Qualcomm tại Trung Quốc giải thích cách thức của chiến lược hệ sinh thái.
Ông cho biết: "Mua điện thoại hoặc TV chỉ là một việc nhỏ. Chiến lược hệ sinh thái của chúng tôi nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm mới lạ mà chưa bao giờ họ biết tới các sản phẩm này với giả cả tốt nhất có thể. Điều đó thu hút họ tiếp tục quay lại các cửa hàng Mi Home của Xiaomi để xem chúng tôi có những gì".
Wang Xiang ví dụ, họ cung cấp các thiết bị máy lọc không khí để giảm bớt việc ô nhiễm không khí, họ cung cấp các thiết bị pin nhỏ gọn với tuổi thọ gần 60 ngày để tiếp cận những trung tâm thể hình.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển hệ sinh thái này từng vấp phải một số ý kiến chỉ trích rằng, Xiaomi không còn là một công ty tập trung, trông họ giống một cửa hàng tạp hóa hơn là một công ty kinh doanh điện thoại.
Nhiều người cho rằng, tại sao một công ty chuyên sản xuất điện thoại thông minh lại có cả nồi cơm điện, có cả các thiết bị sạc pin, bút hoặc hành lý. Nhưng ngược lại Xiaomi vẫn hoạt động rất tốt.
Thật khó tranh cãi khi nhìn vào bảng số liệu mới đây của Xiaomi. Các nhà phân tích chiến lược cho biết rằng các lô hàng điện thoại của Xiaomi đã tăng 91% trong quý thứ ba, trong một thị trường chỉ tăng trưởng 5% mỗi năm trên toàn thế giới. Doanh thu của Xiaomi có thể thu về khoảng 110 tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 17 tỷ USD trong năm nay.
Chiến lược của Xiaomi đã tạo ra một lượng khách hàng trung thành ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Họ cực kỳ ủng hộ Xiaomi. Ví dụ, Xiaomi yêu cầu người dùng gợi ý các tính năng mới sau đó họ được phép bỏ phiếu thông qua để mỗi tuần cập nhật một tính năng mới thông qua MIUI, một giao diện riêng của Mi Mix bao gồm các tính năng mới phổ biến nhất.
Con đường riêng của Xiaomi
Mặc dù trong một năm qua Xiaomi đã đạt được những thành công chưa từng có, nhưng một số nhà phân tích quan sát đã đưa cảnh báo về việc liệu biên lợi nhuận ròng của công ty có đủ bền vững trong môi trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới, để có thể tiếp tục tài trợ cho các dự án của công ty.
Các nhà đầu tư mạo hiểm cho rằng Xiaomi có thể đang trên con đường trở thành một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới, nhưng trước hết vẫn phải tính tới giá trị hiện tại của họ.
Hiện tại, Xiaomi đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Một trong số đó nổi bật là: thách thức mở rộng thị trường toàn cầu, đặc biệt là thị trường Mỹ, có thể điều này sẽ xảy ra trong năm 2019.
Đây là một thị trường vô cùng hấp dẫn. Nhưng người Mỹ có kỳ vọng rất cao về dịch vụ, và hầu hết các nhà sản xuất điện thoại ở Mỹ đều bán hàng thông qua các công ty viễn thông, đây là một lĩnh vực mà Xiaomi chưa hề có kinh nghiệm.
Xiaomi có khả năng sẽ không trở thành công ty đầu tiên của Trung Quốc mở rộng thị trường điện thoại ở Mỹ, Huawei khẳng định họ đang có kế hoạch chinh phục điện thoại trên thị trường Mỹ vào đầu năm 2018.
Hiện nay thị trường lớn nhất của Xiaomi bên ngoài Trung Quốc là Ấn Độ. Trước khi thử nghiệm kinh doanh trên thị trường Mỹ, Xiaomi đã mở rộng thành công sự ảnh hưởng của mình tơi châu Âu. Gần đây nhất là Tây Ban Nha, nơi họ bắt đầu bán điện thoại từ hồi tháng trước.
Để mở rộng thành công thị trường trên phạm vi quốc tế, Xiaomi trước đó đã phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu đối với các sản phẩm của mình. Họ đã rút ra được kinh nghiệm đó từ một vụ kiện bằng sáng chế của Ericsson vào năm 2014.
Tháng trước, Xiaomi đã tuyên bố hợp tác chiến lược với Baidu, hãng nghiên cứu khổng lồ về tìm kiếm tại Trung Quốc để cùng phát triển các sản phẩm AI. Và họ đang lên kế hoạch mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình cả ở Trung Quốc cũng như trên thị trường quốc tế, dự kiến năm 2019 sẽ có khoảng hơn 2.000 thương hiệu Mi Home sẽ được thành lập.
Không ai ở Xiaomi tin rằng sự thành công được đảm bảo lâu dài. Vì đây là một ngành công nghiệp cạnh tranh vô cùng khốc liệt, không có thời gian để nghỉ ngơi, không thể ngủ quên trong thành công. Họ chỉ còn cách cứ tiến tới phía trước bằng những cách riêng của họ.