Bán lẻ hàng tiêu dùng: "Miếng bánh" ngon nhưng không dành cho tất cả

03/01/2020 14:39
Thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng trưởng trên 10%/năm trong các năm tới nhờ vào sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu, dân số trẻ và thay đổi trong hành vi tiêu dùng.

Doanh nghiệp nội thống trị phân khúc cửa hàng nhỏ

Trong ngành bán lẻ, các tập đoàn bán lẻ ngoại như AEON, Lotte, Central Group (BigC) và BJC (Metro) đang chiếm ưu thế trong phân khúc siêu thị và đại siêu thị.

Các nhà bán lẻ nội địa vẫn thống trị phân khúc cửa hàng vừa và nhỏ, vốn là phân khúc phổ biến hơn tại Việt Nam nhờ vào mật độ dân số cao và cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển.

Tại phân khúc này, ngoài ngành hàng điện tử đã gần bão hòa, thị trường cho các mặt hàng khác vẫn phân mảnh và hầu như nằm trong tay kênh bán lẻ truyền thống.

Trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 4.482 tỷ đồng (195 tỷ USD), tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, doanh thu bán lẻ đạt 3.400 tỷ đồng (158 tỷ USD, tăng 12,7%) chủ yếu nhờ tăng trưởng tốt nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã lấy lại đà tăng trưởng sau giai đoạn giảm tốc của năm 2018, dẫn dắt bởi sự gia tăng sản lượng tiêu dùng.

Trong đó, khu vực nông thôn tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao hơn so với khu vực thành thị. Cụ thể, trong 11 tháng đầu năm 2019 khu vực nông thôn ghi nhận mức tăng trưởng 9,3% về giá trị, trong khi tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ) tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), những yếu tố thuận lợi về nhân khẩu học và thu nhập tầng lớp trung lưu ngày càng tăng sẽ là bệ đỡ thúc đẩy thị trường FMCG duy trì đà tăng trưởng trong dài hạn.

Trong số các ngành hàng FMCG, ngành hàng chăm sóc cá nhân vươn lên dẫn đầu mức tăng trưởng tại 4 thành phố lớn trong năm 2019. Bên cạnh đó, ngành hàng sữa và các sản phẩm liên quan đã ghi nhận những chuyển biến tích cực hơn so với cùng kỳ.

Tại khu vực nông thôn, sữa và các sản phẩm từ sữa đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, theo sau là ngành hàng chăm sóc cá nhân.

Ngành hàng đồ uống ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số tại khu vực nông thôn nhưng chưa có dấu hiệu phục hồi tại 4 thành phố lớn.


Những biến chuyển từ ngành hàng FMCG là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe, sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các dòng sản phẩm chăm sóc bản thân và thức uống dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tại khu vực thành thị, thương mại điện tử đạt mức tăng trưởng 53% trong năm 2018, trong khi siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đạt tốc độ tăng trưởng 22%,  là 2 kênh bán lẻ có tăng trưởng doanh thu cao nhất trong khi các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống đang trong đà suy giảm.

Theo khảo sát của A.T Kearney năm 2017, tầng lớp trung lưu và giàu có đang phát triển nhanh cũng như cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ thu hút nhất trên thế giới, xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng của A.T Kearney 2017.

Điều này mở ra cơ hội lớn cho các chuỗi bán lẻ hiện đại, vốn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với dịch vụ khách hàng tốt hơn các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ và chợ truyền thống.

Có thể nhận thấy sự chuyển dịch rõ rệt sang kênh bán lẻ hiện đại trong xu hướng mua sắm. Hơn nữa, sự thâm nhập của internet tốc độ cao và điện thoại thông minh trong giới trẻ cho phép nhà bán lẻ tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh hơn, mở đường cho sự phát triển của bán hàng đa kênh trong tương lai – là mô hình có thể tận dụng mạng lưới cửa hàng vật lý rộng khắp.

Thị trường lớn và vẫn phân mảnh

Thị trường bán lẻ Việt Nam ước tính có trị giá 160 tỷ USD vào năm 2019 vẫn đang bị chi phối bởi kênh bán lẻ truyền thống. Từ đó, các doanh nghiệp bán lẻ lớn với năng lực quản lý chuỗi và khả năng tài chính vượt trội đang dần mở rộng sang các lĩnh vực mới để thiết lập sự thống trị của mình.

Đơn cử là CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) với thực phẩm và hàng tiêu dùng, CTCP Bán lẻ FPT (FRT) với dược phẩm và CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) với trang sức thời trang.

Không giống như mô hình siêu thị/đại siêu thị do các “ông lớn” nước ngoài (Central Group, Lotte, AEON) thâu tóm, mô hình cửa hàng riêng lẻ vẫn hạn chế các tập đoàn ngoại qua quy định “Kiểm tra nhu cầu kinh tế” (ENT).

Do đó, các nhà bán lẻ Việt Nam như Thế giới di động, PNJ, FPT Retail và Vinmart sẽ chưa vấp phải cạnh tranh đáng kể từ các tập đoàn bán lẻ ngoại cho đến năm 2024, khi ENT được dỡ bỏ (5 năm từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực).

Quy định “Kiểm tra nhu cầu kinh tế” (ENT) đã và đang hạn chế khả năng mở từ cửa hàng bán lẻ thứ hai trở đi của doanh nghiệp nước ngoài. ENT không áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ dưới 500 m2, nằm trong các trung tâm thương mại và không được phân loại là minimart hoặc cửa hàng tiện lợi.

Tuy nhiên, VDSC cho rằng ngành bán lẻ vẫn có những rủi ro nhất định khi sức mua giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại hoặc suy thoái kinh tế. Gánh nặng lãi suất tăng làm tăng chi phí tài chính của các nhà bán lẻ, vốn phụ thuộc nhiều vào nợ ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động.

Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu ngoại do những lo lắng về chất lượng sản phẩm trong nước cùng thói quen ưa thích sử dụng sản phẩm nhập khẩu và các nhãn hiệu tên tuổi nước ngoài của người tiêu dùng.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
7 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
4 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.328.632.512 VNĐ / tấn

321.60 BRL / kg

0.25 %

+ 0.80

Thịt gà

CHICKEN

35.777.231 VNĐ / tấn

8.66 BRL / kg

1.17 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.968.085 VNĐ / tấn

87.33 USD / lbs

0.06 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xử phạt Chị Em Rọt, Hoa hậu Thùy Tiên vụ kẹo Kera
2 giờ trước
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết đã phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt 80 triệu đồng và Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên 25 triệu đồng.
Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
25 phút trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Vốn hoá bị thổi bay 300 tỷ USD/phiên, chuỗi cung ứng tan nát vì thuế đối ứng của ông Trump, chuyên gia lo Apple 'không có đường thoát'
18 giờ trước
Cổ phiếu của Apple giảm gần 10% trong phiên giao dịch hôm 3/4.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
23 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?