Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình

17/10/2018 13:10
Bị từ chối bồi thường vì thiếu hợp đồng lao động cùng với sự phản ứng chậm chạp của chính quyền, nhiều công nhân nhập cư chết vì bệnh tật trước khi được nhận trợ cấp và hỗ trợ y tế.
Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 1.

Vào một ngày mùa hè mưa gió, Wang Zhaogang, 52 tuổi, phải dừng lại để lấy hơi sau mỗi bốn hoặc năm bước đi. Ông quấn khăn kím mít bởi ngay cả một cơn cảm lạnh thông thường cũng đủ cướp đi mạng sống của ông. Hơi thở khó nhọc luôn phát ra những tiếng khò khè khiến Wang không thể giấu được căn bệnh phổi nghiêm trọng dù ông cũng không có ý định giấu nó.

Ông Wang quê ở Hồ Nam, Trung Quốc. Chỉ trong vòng vài năm qua, ông Wang đã sụt mất 15 kg xuống còn 40 kg như hiện nay. Cơ thể ông gày gò tới mức người ta có thể nhìn thấy nhịp tim đập bên trong thân hình chỉ còn da bọc xương. Tuy nhiên, từ đầu năm, ông đã đi 5 chuyến từ quê nhà Tang Thực, một trong 10 huyện nghèo nhất của Trung Quốc, để tới Thâm Quyến nhằm vận động chính quyền thành phố công nhận và hỗ trợ những người như ông.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 2.

Ánh mắt đầy oán giận, Wang ngước nhìn lên những tòa nhà chọc trời của thành phố, nơi ông từng góp phần dựng lên chúng trong vai trò công nhân xây dựng từ năm 2004. Ngoài tiền của, những tòa nhà được trả giá bằng chính sức khỏe và mạng sống của những công nhân nhập cư như ông.

"Chúng tôi bị đối xử như những con kiến chứ không phải con người", ông Wang nói hổn hển vì thiếu hơi. "Tôi đã bán cuộc sống của mình cho Thâm Quyến. Nếu tôi biết khoan bằng khí nén nguy hiểm đến thế, tôi sẽ chẳng bao giờ chịu làm công việc ấy dù mình có nghèo đến thế nào đi chăng nữa".

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 3.

Tháng 5/2017, ông Wang biết thời gian mình sống trên đời chỉ còn tính bằng ngày. Người ta phát hiện ra ông bị bệnh phổi bụi giai đoạn 3 – giai đoạn cuối, vì những năm tháng tiếp xúc với bụi trong thời gian làm công nhân xây dựng ở Thâm Quyến. Thay vì lặng lẽ chấp nhận số phận, ông đã đứng lên đấu tranh, đòi hỏi chính quyền thành phố phải có trách nhiệm bồi thường cho những người như ông.

Ông Wang là một trong 600 công nhân từ Hồ Nam một mình đến Thâm Quyến để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân sau khi mắc bệnh vì làm việc cho sự phát triển của thành phố này. Từ một làng chài ven biển trầm lặng, Thâm Quyến, Quảng Đông đã lột xác trở thành một đô thị sầm uất với GDP đạt 338 tỷ USD vào năm 2017.

Trong khi thành phố tiến hành lễ kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đưa ra những quy định đặc biệt với Thâm Quyến để nó có được ngày hôm nay, những công nhân chịu trách nhiệm xây tàu điện ngầm và những tòa nhà chọc trời của thành phố vẫn đang miệt mài đòi hỏi quyền lợi cho mình. Bệnh tật và cuộc sống khốn khó lúc về già chính là hậu quả của những năm tháng làm việc không đồ bảo hộ hay thiếu đi hợp đồng lao động.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 4.

Gu Fuxiang, một công nhân 51 tuổi khác cũng tới từ Tang Thực, cho rằng Thâm Quyến sẽ không có được ngày hôm nay nếu không có những công nhân bán mạng như ông. Hiện tại, Gu được chuẩn đoán mắc bệnh phổi giai đoạn hai vì hít phải bụi trong thời gian dài. "Chúng tôi đã dùng mạng sống của mình để đóng góp cho những thành tựu của Thâm Quyến", Gu nói trong cay đắng.

Anh trai ông, một công nhân khác làm việc ở thành phố, chết năm 2016 vì bệnh phổi ở tuổi 51. Một người em trai khác của ông cũng bị nghi ngờ mắc căn bệnh tương tự. "Tôi rất cần số tiền này. Tôi cần nó để hỗ trợ cha mẹ già, nuôi dậy con cái và trả nợ. Tôi không còn nhiều thời gian nữa. Tôi cũng phải chuẩn bị để lo đám tang cho chính mình", Gu nói.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 5.

Silicosis (bệnh bụi phổi) là một dạng bệnh phổi không thể chữa trị, bắt nguồn từ việc hít phải bụi silic trong thời gian dài. Trong quá trình xây dựng, công nhân phải sử dụng máy khoan khí nén, khoan sâu vào đá granite cứng bên dưới lòng đất Thâm Quyến để làm móng xây dựng các công trình. Các công nhân ở Tang Thực được thuê để làm việc này với mức lương tương đương 29 đến 44 USD/ngày. Đây là mức lương cao gấp 3 lần các công việc xây dựng khác ở thời điểm đó.

"Chúng tôi khoan sâu xuống khoảng 1,2 đến 1,6 m với một lỗ khoan đủ lớn để nhồi thuốc nổ, tạo lỗ để xây dựng cọc nhồi. Mỗi công trường cần khoảng 400 đến 500 lỗ", Gu cho biết.

Số lượng Lao động nhập cư vào khoảng 287 triệu người trên khắp Trung Quốc và phần lớn họ đều làm công việc đầy độc hại trong điều kiện bảo hộ kém. Kể từ những năm 1990, người lao động từ các vùng quê của Trung Quốc đã đổ xô tới các thành phố lớn như Thâm Quyến để làm công việc này và kiếm tiền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vào những năm 2000, bắt đầu xuất hiện những người nhiễm bệnh bụi phổi và tử vong vì nó.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 6.
Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 7.

Bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất ở Trung Quốc cũng là bệnh bụi phổi. Những người mắc bệnh chủ yếu là công nhân khai thác than và những công nhân nhập cư làm trong ngành xây dựng. Theo ước tính, có khoảng 6 triệu người mắc bệnh này.

Trong khi đó, dữ liệu từ Bộ Y tế Trung Quốc cho biết bệnh bụi phổi chiếm 22.701 trong số 26.756 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp mới được ghi nhận trong năm 2017. Theo Viện nghiên cứu toàn cầu tại Seattle, Washington, chỉ riêng căn bệnh này đã làm 46.000 người trên khắp thế giới thiệt mạng trong năm 2013.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 8.

Tuy nguồn gốc của căn bệnh đã được làm rõ nhưng hầu hết người lao động lại không thể chứng minh được họ đã làm việc tại những công trường ở Thâm Quyến trước khi phát bệnh. Không ký hợp đồng lao động cũng như chẳng có ràng buộc gì giữa chủ thầu với lao động nhập cư là điều khiến hành trình đòi quyền lợi của những người như ông Wang, ông Gu trở nên khó khăn.

Hơn 200 công nhân đã thực hiện chuyến đi thứ 6 tới Thâm Quyến trong tháng 9 và dự định có chuyến đi thứ 7 trong tháng 10 này nhằm đòi hỏi chính quyền thành phố đưa ra những hỗ trợ cho họ. Biên bản từ cuộc họp của các công nhân với đại diện chính quyền cam kết đẩy nhanh tiến độ xử lý bồi thường cho 227 công nhân, những người đưa ra được hồ sơ làm việc tại thành phố.

Bản ghi nhớ cũng nói rằng nhà chức trách sẽ đưa các phòng khám di động tới Hồ Nam để kiểm tra tình trạng sức khỏe của các công nhân khác trong khi lãnh đạo thành phố Thâm Quyến cũng đồng ý thăm hỏi những công nhân bệnh tật và những người không có bằng chứng cho thấy họ đã làm việc tại các địa điểm ở Thâm Quyến.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 9.

Theo ông Gu, nhiều trường hợp nhiễm bệnh đã được phát hiện sau khi nhà chức trách Hồ Nam phát động chiến dịch sàng lọc sức khỏe lao động di cư trên toàn tỉnh hồi năm ngoái. Sự gia tăng các nạn nhân cũng có thể là hậu quả chậm của bệnh bụi phổi, vốn cần nhiều năm để biến thành các triệu chứng có thể phát hiện.

Số lượng công nhân tham gia kiến nghị tại Hồ Nam đã tăng hơn 600 kể từ năm 2009 và đang tiếp tục tăng lên bởi gia đình những người lao động đã qua đời.

Ông Wang Yuehua, 50 tuổi, là người dẫn đầu nỗ lực đòi quyền lợi của các công nhân. Mang trong mình căn bệnh bụi phổi giai đoạn 3, ông Wang vẫn đang rất nỗ lực nhằm giúp những người khác có hoàn cảnh như mình. "Bây giờ là năm 2018 rồi mà những công việc nguy hại như thế vẫn còn tồn tại. Chẳng có sự cải thiện nào. Nhiều người lao động tiếp tục bị mắc căn bệnh bụi phổi. Chính quyền tiếp tục làm lơ với chúng tôi. Chúng tôi chẳng thể làm gì", ông Wang nói.

Tuy nhiên, bản thân ông Wang cũng nhấn mạnh quyết tâm của những công nhân như ông sẽ có thể buộc chính quyền địa phương phải giải quyết. Nếu địa phương tiếp tục từ chối, họ sẽ cùng nhau tới thủ đô Bắc Kinh để kêu cứu. Tình cảnh khốn đốn khiến những người như ông Wang đã không còn gì để mất, bao gồm cả mạng sống của chính mình.

Bán mạng cho phép màu kinh tế ở Trung Quốc: Nạn nhân đấu tranh đòi tiền lo đám tang của chính mình - Ảnh 10.

Dẫu vậy, thời gian là trải nghiệm nghiệt ngã với những người như ông Wang. Rất nhiều công nhân làm việc cùng ông đã chết vì bệnh tật. Những người còn sống đang phải đương đầu với căn bệnh quái ác. Dù biết mình không thể sống nhưng tiền viện phí và chi phí thuốc men vẫn đang tàn phá gia đình họ, đẩy họ vào cảnh nợ nần tới lúc chết.

Zhong Pingxie, một công nhân mắc bệnh nhưng không có hợp đồng lao động, cho hay: "Chúng tôi cảm thấy mình bị bỏ rơi dù đóng góp cho sự phát triển của Thâm Quyến. Chúng tôi bị bệnh và chết nhưng chính quyền cũng nên chi trả các hóa đơn y tế cho chúng tôi". Ông Zhong nói và châm một điếu thuốc. Cái chết cận kề khiến ông chẳng còn lo lắng về những tác hại của thuốc lá.

"Họ không thể ngồi đó và nhìn chúng tôi chết. Tôi chẳng thể buồn hơn khi thấy anh em, bạn bè chết từ từ và đau đớn, để lại những góa phụ và trẻ mồ côi. Chẳng bao lâu nữa sẽ đến lượt tôi", ông Zhong nói.

Linh Anh
Hương Xuân
SCMP
Theo Trí Thức Trẻ17/10/2018

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.