Bán mảng gia công linh kiện iPhone, hàng tỷ USD doanh số và xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng?

05/07/2021 07:29
Nhà máy Samsung Electro - Mechanics Vietnam sản xuất hai sản phẩm chính là camera module và RF PCB có doanh thu gần 2 tỷ USD năm 2020.

Việc Samsung Electro – Mechanics Vietnam (SEMV - Samsung điện cơ) có kế hoạch bán mảng kinh doanh bảng mạch in linh hoạt cứng (hay được gọi là RF PCB) không phải là thông tin quá mới mẻ.

Năm ngoái, sau khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu Samsung Electro – Mechanics (công ty mẹ tại Hàn Quốc), CEO Kyung Kye-hyun đã yêu cầu xem xét lại các hoạt động kinh doanh module giao tiếp không dây (wireless communication module) và RF PCB.

Mảng module giao tiếp không dây sau đó được triển khai bán cho Chemtronics, nhưng không thành.

Trên thực tế, tại Hàn Quốc, ngành công nghiệp bảng mạch in (PCB) đang có sự xuất hiện của ngày càng nhiều đối thủ tham gia; điều này dẫn đến động thái rút lui của Samsung Electro – Mechanics. Hơn nữa, chi phí cố định và thâm hụt từ mảng kinh doanh RF PCB khiến Samsung mất khoảng 50 tỷ won mỗi năm (44 triệu USD).

RF PCB là mạch in cho mạch tần số cao, có vai trò kết nối màn hình OLED với tấm nền chính. Đặc tính cứng cáp và linh hoạt cho phép các nhà sản xuất như Apple thiết kế điện thoại của họ một cách dễ dàng hơn, các bo mạch gửi tín hiệu nhanh hơn; đó là những ưu điểm của RF PCB.

Bán mảng gia công linh kiện iPhone, hàng tỷ USD doanh số và xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng? - Ảnh 1.

Nhà máy SEMV đặt tại Thái Nguyên có doanh thu gần 2 tỷ USD mỗi năm

Samsung Display, công ty cùng Tập đoàn với Samsung Electro – Mechanics độc quyền cung cấp màn hình OLED cho các sản phẩm iPhone mới của Apple. Các dự báo cho thấy khả năng Samsung Display có thể cung cấp tới 100 triệu màn hình OLED cho nhà sản xuất "Táo khuyết". Theo công ty nghiên cứu thị trường Omdia, sản lượng màn hình OLED của Samsung Display cho Apple đã tăng gần 23%. Đơn đặt hàng từ Apple với màn hình OLED tăng vọt so với năm ngoái, kéo theo sự gia tăng nhu cầu với linh kiện RF PCB.

Dù vậy, Samsung Electro – Mechanics vẫn quyết định bán đứt mảng kinh doanh này do tính hiệu quả không cao; dẫu cho đơn hàng tăng đột biến từ Apple khiến việc bán bị trì hoãn đáng kể.

Kế hoạch bán mảng RF PCB của Samsung Electro – Mechanics đã khiến Apple phải cơ cấu lại nguồn cung ứng linh kiện này cho mình. Theo tờ TheElec (Hàn Quốc), Apple đã chọn nhà sản xuất bo mạch BH (Hàn Quốc) cung cấp hơn một nửa RF PCB cho sản phẩm iPhone mới tung ra vào cuối năm nay. Hiện tại, Samsung Electro – Mechanics cung cấp 30% và Youngpoong Electrnics cung cấp 10% cho Apple.

Tỷ trọng từ Samsung Electro – Mechanics có thể sẽ được dịch chuyển sang cho BH; có nghĩa, BH có thể cung cấp tới 70% RF PCB được sử dụng trong iPhone vào năm 2022, TheElec cho biết. Bên cạnh đó, Youngpoong cũng có thể tăng tỷ trọng lên 30%.

Samsung Electro – Mechanics đang có kế hoạch chỉ sản xuất RF PCB đến tháng 11. Công ty này có thể bắt đầu bán hoạt động kinh doanh này tại Việt Nam từ tháng 8, việc bán có thể được chia làm hai giai đoạn.

Samsung Electro – Mechanics Việt Nam (SEMV) là một trong những cấu phần của hệ sinh thái Tập đoàn Samsung tại Việt Nam, nhưng tuổi đời còn tương đối non trẻ.

SEMV được thành lập vào tháng 9/2013, nhà máy đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên. Sản phẩm đầu tiên của công ty này là camera module, ra mắt vào tháng 1/2015. Đến năm 2016, SEMV xây thêm nhà máy sản xuất bản mạch HDI (bảng mạch in kết nối mật độ cao) sản xuất RF PCB. Cho đến nay, đây là hai mảng kinh doanh chính của SEMV.

Tổng lượng vốn đầu tư đã rót vào SEMV đến thời điểm hiện tại gần 113 tỷ won (100 triệu USD). Công ty có vai trò cung cấp linh kiện cho các ông lớn sản xuất của Samsung tại Việt Nam, như: Samsung Electronics Vietnam Thainguyen, Samsung Electronics Vietnam, Samsung Display Vietnam.

Theo báo cáo tài chính của Samsung Electro – Mechanics (Hàn Quốc), nhà máy tại Thái Nguyên (Việt Nam) và nhà máy tại Thiên Tân (Trung Quốc) là hai nhà máy chính sản xuất sản phẩm RF PCB. Mức đầu tư của nhà máy Thiên Tân vào khoảng 39 tỷ won, chỉ bằng 1/3 so với nhà máy Việt Nam; điều này để ngỏ tỷ trọng đóng góp của nhà máy Việt Nam là tương đối lớn.

Mảng bảng mạch in (PCB) năm ngoái đem về 1.761 tỷ won (1,55 tỷ USD) doanh thu cho Samsung Electron – Mechanics, tương ứng hơn 1/5 tổng doanh thu; lợi nhuận hoạt động hơn 100 tỷ won.

Bán mảng gia công linh kiện iPhone, hàng tỷ USD doanh số và xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng? - Ảnh 2.

Theo tìm hiểu, Samsung Electro – Mechanics Việt Nam năm vừa rồi đạt doanh thu khoảng 2.155 tỷ won (xấp xỉ 1,9 tỷ USD). Doanh thu tại Việt Nam chiếm 1/4 doanh thu hợp nhất của Samsung Electro – Mechanics.

Theo số liệu quy đổi, SEMV đem về gần 42.200 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận ròng hơn 1.900 tỷ đồng. Doanh thu của công ty này không tăng trưởng đáng kể so với năm trước đó, nhưng lợi nhuận gấp hơn hai lần. Kỷ lục lợi nhuận của SEMV là vào năm 2018, công thu về gần 2.700 tỷ đồng.

Năm 2015, khi mới chỉ có nhà máy module camera đi vào vận hành, doanh thu SEMV ghi nhận gần 6.000 tỷ đồng; cùng với đó, khoản lỗ 310 tỷ đồng.

Năm 2016, khi vận hành thêm nhà máy bản mạch HDI, doanh thu công ty lập tức tăng lên gần 22.700 tỷ đồng; đi cùng lợi nhuận ròng gần 1.300 tỷ đồng.

Doanh thu của SEMV tiếp tục tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2017 - 2018, trước khi chững lại kể từ năm 2019.

Bán mảng gia công linh kiện iPhone, hàng tỷ USD doanh số và xuất khẩu của Samsung tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng? - Ảnh 3.

SEMV cùng vơi công ty sản xuất pin Samsung SDI Vietnam (doanh thu 2020 đạt 28.000 tỷ đồng) là những công ty vệ tinh lớn nhất của tổ hợp Samsung Electronics tại Việt Nam.

Năm 2020, tổng doanh thu của 4 công ty con của Samsung Electronics (gồm Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên, Samsung HCM và Samsung Display) đạt hơn 63 tỷ USD, sụt giảm nhẹ năm thứ 2 liên tiếp.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.